Thứ Năm, Tháng Mười 24, 2024
Trang chủĐỜI SỐNGTemu đổ bộ vào Việt Nam, Shopee và Lazada có đối thủ...

Temu đổ bộ vào Việt Nam, Shopee và Lazada có đối thủ đáng gờm

Temu là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng mua sắm các sản phẩm đa dạng, bao gồm thời trang, đồ điện tử, phụ kiện, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác. Temu chủ yếu hoạt động dưới hình thức mua sắm trực tuyến và nổi bật với giá cả cạnh tranh và các chương trình giảm giá lớn. Đây cũng là ứng dụng vừa tiến vào thị trường Việt Nam, với mô hình kinh doanh tương tự như Shopee, Lazada.

Temu – ứng dụng mua sắm siêu rẻ

Temu bán mọi thứ trên đời, từ quần áo, đồ điện tử cho đến đồ nội thất, với giá cực rẻ, cùng câu khẩu hiệu quen thuộc “mua sắm như tỷ phú”. Nền tảng ra mắt lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 2022 và sau đó là tại Vương quốc Anh và các nơi khác trên thế giới.

Temu là một nền tảng thương mại điện tử giống Shopee và Lazada, Temu có đặc trưng nổi bật là bán mọi thứ trên đời, từ quần áo, đồ điện tử cho đến đồ nội thất, với giá cực rẻ, kèm chính sách miễn phí ship và trả hàng trong 90 ngày. Phần mềm này đã bắt đầu được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội tại Việt Nam kể từ những ngày đầu ra mắt.

Tung ra khẩu hiệu “mua sắm như tỷ phú”, nhưng hầu hết các mặt hàng trên Temu đều được bày bán “siêu rẻ” với mức chiết khấu lên tới 80-85%. Đặc biệt, một số sản phẩm còn giảm giá sâu như “cho”, khiến rất nhiều khách hàng Việt Nam “rỉ tai” thích thú. 

Cũng giống như các nền tảng thương mại điện tử khác, trong hai đến ba năm tới vào thị trường Việt Nam, chiến lược của Temu là tăng cường nhận diện thương hiệu và thị phần mà không quan tâm đến lợi nhuận.

App Temu trên điện thoại

Hoa hồng 30% cho người giới thiệu mới

Ngày 22/10, Temu mở đăng ký chương trình tiếp thị liên kết (affiliate) cho người dùng trong nước. Việc đăng ký thành đối tác kiếm tiền trên sàn này đơn giản, ai cũng có thể tham gia với chiết khấu cao hơn mức Lazada, Shopee áp dụng tại Việt Nam.

Với khoản trả thưởng cao cho những người giới thiệu khách mới tải app, tham gia chương trình tiếp thị liên kết, Temu bắt đầu được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội tại Việt Nam. 

Theo đó, với mỗi người cài ứng dụng, tạo tài khoản theo đường dẫn được cấp, người làm tiếp thị liên kết sẽ nhận 150.000 đồng tiền thưởng.

Đây là mức rất cao so với con số sàn thương mại điện tử khác ở Việt Nam đang chi trả. Ví dụ, Shopee chia tối đa 50.000 đồng cho một đơn hàng thành công cho đối tác affiliate. 

Được biết, Temu trả số gấp 3 chỉ bằng việc tạo lập tài khoản. Tuy nhiên, để rút tiền thưởng, những tài khoản mới này phải mua sắm sản phẩm bất kỳ trên ứng dụng.

Có thể nói, bằng chiêu trả nhiều tiền cho những người tham gia tiếp thị liên kết, Temu có thể nhanh chóng quảng bá “truyền miệng” qua các kênh mạng xã hội.

30% hoa hồng Affiliate

Đáng tin dùng hay không?

Hệ lụy Affiliate tồn tại nhiều vấn đề. Các sản phẩm trên Temu hiện đa phần là dạng no-brand (không thương hiệu), giá trị thấp và được cung ứng xuyên biên giới. Rất khó tìm thấy món hàng trên 1 triệu đồng ở nền tảng này. Chất lượng thực tế, độ bền của sản phẩm cũng chưa được kiểm chứng.

Nhiều người dùng tại các thị trường Temu có mặt như Mỹ, châu Âu cho biết sàn này thường mô tả bằng hình ảnh giả, thông tin gây hiểu nhầm. Mặt khác, chất lượng thường tương xứng với số tiền, giá trị sử dụng thấp.

Tại Việt Nam, tình trạng link bẩn “rải thảm” trên mạng xã hội gây bức xúc trong thời gian qua. Dưới các bài đăng được quan tâm, nhiều tài khoản ảo đăng bình luận giả mạo kèm nội dung mồi chài để dẫn về sàn TMĐT, kiếm hoa hồng.

Các sản phẩm đều được đánh giá thấp hơn nhiều lần so với mức giá niêm yết (tức là mức giảm giá rất nhiều), nhưng thực tế, giá cả và chất lượng của các sản phẩm này thì chưa ai kiểm chứng. Có chăng, trong một thời gian dài nữa, sau khi đã có một số lượt người Việt Nam mua và đánh giá, thì ứng dụng này mới có thể có được những “reivew” thật, chứ không phải người dùng “unname” hoặc robot hay AI…

Cùng với những nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc khác như Taobao, 1688, Shein cũng đã tiếp cận thị trường Việt Nam, Temu đang có lợi thế là thói quen mua sắm online của người Việt đã được thay đổi. Tuy nhiên, để khẳng định sản phẩm có uy tín hay không, cần nhiều thời gian hơn những chiêu bài khuyến mãi. Với sự góp mặt của Temu, những nhà bán hàng của Việt Nam cũng gặp thách thức trước sự tấn công ồ ạt của hàng Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN