Chính xác thì Phim Doctor Sleep bản điện ảnh là chuyển thể trực tiếp của nguyên tác cùng tên, chứ không hẳn là phần hai của bộ phim The Shining từng do Stanley Kubrick dẫn dắt. Phim dĩ nhiên vẫn có những chi tiết tri ân phần cũ, vẫn khiến các fan gạo cội rùng mình khi bài nhạc nền của phần một vang lên, khi các “gương mặt thân quen” được tái hiện; nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu có vài tình tiết bất cập so với phần phim ngày trước.
Cũng vì thế mà Doctor Sleep có phần dễ theo dõi hơn và cũng hài hước hơn The Shining. Trong phần phim thứ hai, khi Danny là “biến số” ngoài ý muốn của bọn The True Knot, vai trò của con mồi – thợ săn liên tục xoay chuyển. Người xem cảm thấy hứng thú trước một mạch truyện có hai phe đối lập khá cân bằng, chứ không còn ám mùi tuyệt vọng như lúc Jack Torrance lùng giết vợ con ngày trước nữa.
Trong phim kinh dị chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên và cũng là phần tiếp theo của The Shining, sự xuất hiện của nhóm phản diện siêu năng lực The True Knot chỉ đóng vai trò xây nền xây mống, để dẫn người xem đến “sân khấu thực sự”, nơi nhân vật Dan Torrance (Ewan McGregor) đối mặt với những bóng ma trong quá khứ của mình.
Doctor Sleep là biệt hiệu dành cho Dan khi anh đang làm nhân viên trong viện dưỡng lão. Mỗi khi một bệnh nhân sắp lìa đời, chú mèo Azzie sẽ ngồi lên đùi họ để báo hiệu, và “Doctor Sleep” có nhiệm vụ dùng năng lực “The Shining” của mình giúp họ khuây khỏa, yên lòng về thế giới bên kia.
Nhân vật cũng chính là phiên bản trưởng thành, rệu rã và bất cần, của cậu bé Danny từng sống sót trong thảm kịch tại khách sạn Overlook. Cậu bé năm nào là người duy nhất nhìn thấy các oan hồn của khách sạn điều khiển cha mình thành kẻ điên loạn, còn người ngoài chỉ nhìn thấy một người cha vì thất bại trong nghiệp nhà văn mà trút búa rìu lên vợ con mình.
Cũng vậy, Doctor Sleep từ truyện lên phim xoay quanh những đêm dài trong hàng năm trời mất ngủ của Danny, khi anh cố gắng nhốt bọn ma quỷ của khách sạn vào bên trong tâm khảm của mình. Vô tình hành trình cuộc đời của “Doctor Sleep” lại cắt ngang cuộc trốn chạy của cô bé Abra trước bọn quái nhân The True Knot.
Có một câu nói khá hay thế này: “Nghệ sĩ giỏi sao chép, còn nghệ sĩ vĩ đại sẽ cướp”. Có lẽ tồn tại một thế lực còn đáng sợ hơn cả những bóng ma Overlook, đó chính là cái bóng quá lớn của Stanley Kubrick. Thế nên đạo diễn của Doctor Sleep là Mike Flanagan (The Haunting on Hill House) hẳn nằm ở lưng chừng hai khái niệm đó, nên anh chọn cách tái hiện lại phong cách hù dọa ngày xưa của Kubrick thay vì cố gắng cải biên quá nhiều. Nhưng Flanagan vẫn chừa chỗ để đưa vào những nét riêng (mà mình gọi là bản sắc), thể hiện rõ qua cách anh phát triển tâm lý nhân vật (đậm tính bi, phải suy ngẫm nhiều như Hill House), hay khi anh dám để lộ sự vụng về, ngớ ngẩn của phe phản diện.
Thế là mỗi nhân vật xuất hiện trong phim đều có vai trò nhất định, đều có khoảng lặng nơi họ có thể bộc bạch câu chuyện của đời mình – nhưng không cùng cực đến mực phát điên rồi nhảy múa trên các bậc cầu thang dẫn đến việc cái cầu thang ấy bây giờ ồn ào mất trật tự từ sáng đến tối. Cả vai phản diện chính Rose the Hat do Rebecca Feguson thủ vai cũng tương đối ấn tượng, dù vai trò của chị lúc ngầu lúc hài khó lường lắm!
Hiện tại thì Doctor Sleep cũng nhận được nhiều phản hồi trái chiều, phần lớn mình nghĩ là do mọi người quá kỳ vọng nó sẽ trở thành một “The Shining” thứ hai. Không đâu, Doctor Sleep có thể xem là một phiên bản kinh dị của “X-Men”, với yếu tố sức mạnh tiềm ẩn của con người được nhấn mạnh hơn yếu tố siêu nhiên, cùng một dàn diễn viên xinh đẹp mang đến những khoảnh khắc giải trí trọn vẹn.