Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024
Trang chủPHIMĐánh giáReview phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử (Redemption Day)

Review phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử (Redemption Day)

Phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử (Redemption Day) thuộc thể loại hành động, chiến đấu chống khủng bố. Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Hicham Hajji nên có chất lượng chưa thực sự tốt khiến phim nhận nhiều phản hồi tiêu cực từ giới phê bình. Chuyên trang IMDb chấm phim 3.1/10 còn trên Rotten Tomatoes đánh giả chỉ 11%. Liệu đánh giá này có công bằng với tác phẩm này, cùng Divine Shop review phim trước khi quyết định lựa chọn ra rạp thưởng thức nha.

Ở cuối bài viết mình sẽ giải thích nguyên nhân vì sao phim chất lượng thấp vẫn được mang về chiếu rạp Việt.

Nội dung phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử

Nội dung phim xoay quanh nhân vật Brad Paxton (Gary Dourdan), một anh hùng chiến tranh bị dư chấn tâm lý nên nghỉ hưu trở về làm dân thường. Vợ anh, Kate (Serinda Swan) là một nhà khảo cổ học nổi tiếng đang có những khám phá tích cực về một thành phố cổ ở Ma-rốc.

Không may, Kate bị bắt cóc bởi một nhóm khủng bố đòi tiền chuộc 10 triệu USD. Trước nhiều nỗ lực giải cứu không ổn thỏa, Brad đành tự mình tìm cách xông vào hang ổ của địch để giải cứu vợ.

Ý tưởng về câu chuyện giải cứu con tin không còn quá mới lạ cộng với việc dẫn dắt câu chuyện không có kịch tính khiến Cuộc Giải Cứu Sinh Tử mất đi chất hành động hấp dẫn cần có. Các diễn biến trong phim được lắp ghép khá rời rạc và theo mô típ cũ sáo mòn khiến người xem cảm thấy phim dài dòng. Không những vậy, yếu tố logic cũng bị làm lơ rất nhiều trong phim. Có thể kể đến như khi Brad đến Maroc và gặp lại người bạn thời chiến tranh Younes (Brice Bexter) sau đó cả hai bắt đầu tìm kiếm Kate, mọi thứ diễn ra chóng vánh và sơ sài diễn biến cứ hiển nhiên như họ biết hết được mọi đường đi nước bước vậy.

Hành động đơn điệu và thiếu logic

Đạo diễn Hicham Hajji như muốn biến phim của mình thành một tựa game bắn súng đơn thuần với cốt truyện đơn giản. Phim chỉ tập trung phô trương các pha chiếu đấu của Brad và người bạn đồng hành của mình. Thế nhưng, nếu Cuộc Giải Cứu Sinh Tử mà được làm tốt những cảnh chiến đấu như Thợ Săn Quái Vật thì đã là một điều đáng mừng để cứu vãn tác phẩm này. Nhưng không, không hề có một kịch tính hay logic nào giúp níu kéo chất lượng phim cả, mọi thứ diễn ra “mông lung như một trò đùa”.

Nhân vật này được xây dựng tâm lý khá phức tạp nhưng lại có mô tip sáo mòn, anh đã từng thất bại trong việc giải cứu một đồng đội trong lúc làm nhiệm vụ trong quá khứ vậy nên luôn quyết tâm để giải cứu người vợ đang bị khủng bố bắt.

Điểm đáng khen là việc xây dựng nhân vật Brad có tính người và thực tết, anh không phải là một anh hùng siêu phàm không thể đánh bại và cần rất nhiều sự giúp đỡ để cứu được Kate. Mỗi quyết định cứu hay giết người đều khiến anh rất đắn đo chứ không phải trở thành cỗ máy giết người một mình hành động sẽ không phù hợp với tâm lý nhân vật.

Tất nhiên không thể so sánh Cuộc Giải Cứu Sinh Tử với những tác phẩm đã đi vào lòng người như Taken của Liam Neeson nhưng nếu phim học hỏi phần nào cách xây dựng diễn biến và hình tượng nhân vật thì tác phẩm đã đáng xem hơn nhiều lần.

Phần hình ảnh trong phim có chất lượng không đồng đều, đầu phim mọi thứ có vẻ suôn sẻ nhưng về cuối những pha hành động trong tối thì khá khó nhìn. Một yếu tố làm khó chịu người xem là những pha lia máy nhanh khiến những cảnh hành động thiếu chân thực. Phim có kết thúc hơi mở có lẽ đạo diễn mong sẽ có phần 2, nhưng với tình hình chất lượng phim kém như thế này thì khó lòng đều đó có thể xảy ra.

Tóm lại, đánh giá phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử (Redemption Day) là một phim chất lượng chưa tốt, kịch bản yếu và nhiều sạn. Trong một tuần có nhiều sự lựa chọn phim thì đây chắc chắn đứng cuối danh sách Divine Shop khuyên bạn xem.

Vì sao phim dở vẫn mang về Việt Nam chiếu

Phim dở thì có thể khẳng định nhưng có lẽ bạn sẽ thắc mắc vì sao phim có chất lượng kém như vậy mà CGV lại mang về chiếu. Câu trả lời bởi cơ chế mua kèm phim.

Khi một nhà phát hành (Ví dụ như CGV hay Lotte) nhận những phim bom tấn thì hãng phim sẽ ra điều kiện mua kèm một hoặc vài phim hạng B. Cơ chế này giúp hãng phim tạo sân chơi cho các phim kinh phí thấp, các đạo diễn trẻ và biết đâu, trong những phim bán kèm đó sẽ có những phim đạt thành công bất ngờ. Trong trường hợp này, Cuộc Giải Cứu Sinh Tử chính là phim được bán kèm nên nhà phát hành buộc phải công chiếu. Đó là lý do phim ra rạp nhưng “không cờ không trống” không được quảng cáo rầm rộ như những phim khác.

Lưu ý mình chỉ giải thích lý do vì sao phim dở vẫn công chiếu và cơ chế hoạt động là vậy còn thực chất trong thỏa thuận giữa bên phát hành và nhà sản xuất phim Cuộc Giải Cứu Sinh Tử như thế nào thì không rõ và có thể còn những lý do khác nữa nha.


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN