Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang chủPHIMGiới Thiệu PhimReview phim Black Mirror: Bandersnatch – Phim tương tác đầu tiên trên...

Review phim Black Mirror: Bandersnatch – Phim tương tác đầu tiên trên Netflix

Chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần nghe về thể loại Game tương tác, Game nhập vai rồi phải không? Vậy còn Phim nhập vai thì sao? Bạn đã thử trải nghiệm bao giờ chưa? Gần đây, Netflix đã cho ra mắt  Black Mirror: Bandersnatch (Tựa Viêt Gương Đen: Trò Chơi Ảo) – bộ phim tương tác đầu tiên của mình. Bài review phim Black Mirror: Bandersnatch về trải nghiệm của mình khi xem tác phẩm giúp hiện thực hóa giấc mơ điều khiển diễn viên tạo ra kết phim theo ý muốn.

Review phim Black Mirror: Bandersnatch - Phim tương tác đầu tiên trên Netflix

Thực sự khi mới nghe giới thiệu về Bandersnatch, mình đã vô cùng tò mò và quyết định phải xem cho bằng được, và bạn tin không, mình chắc phải há hốc mồm và vò đầu bứt tai không ít lần. Thật không thể tin được có ngày mình được xem một bộ phim tuyệt vời đến vậy, vì chính mình là người đưa ra những quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nội dung và kết thúc của phim.

Nội dung phim Black Mirror: Bandersnatch xoay quanh nhân vật Stefan Butler – một lập trình viên nghiệp dư đang nghiên cứu và phát triển tựa game Bandersnatch dựa trên cốt truyện trong quyển sách mà người mẹ đã mất của cậu để lại. Những ngày tháng đắm chìm trong game đã khiến cậu ngày càng không thể phân biệt được thật và ảo, suy sụp và trở nên có phần loạn trí.

Review phim Black Mirror: Bandersnatch - Phim tương tác đầu tiên trên Netflix

Với Black Mirror: Bandersnatch, người xem đóng vai trò vô cùng quyền lực, vì đến những đoạn cao trào, khi nhân vật chính của chúng ta phải đưa ra những quyết định mang tính lựa chọn giữa 2 hành động hoặc 2 sự vật, thì chính chúng ta – những khán giả đang xem phim – sẽ là người thay Stefan quyết định.

Bạn đã thấy thú vị chưa?

Nếu chưa thì hãy để mình miêu tả cảm xúc của mình khi trải nghiệm bộ phim đỉnh cao này.
Mình cảm thấy rất bất ngờ về cách dựng phim và xử lý các mảnh ghép, các phân đoạn phim của Netflix, dù cho bạn có lựa chọn như thế nào, phim vẫn tiếp tục và tuân theo quyết định của bạn, từ đó dẫn dắt câu chuyện theo nhiều chiều hướng khác nhau. Mình rất phấn khích khi mỗi lần phải đứng trước lựa chọn, nhân vật đều răm rắp tuân theo mình, mình bảo ăn cái gì là phải ăn cái đó, bảo đứng yên thì sẽ đứng yên, bảo giết người thì sẵn sàng xuống tay dã man.

Thật là quyền lực phải không? Cái cảm giác đó đã lắm.

Và cứ mỗi lần như thế, những tình huống mới sẽ xuất hiện, khiến mình càng thêm tò mò rằng liệu sau mỗi lựa chọn của mình, bộ phim sẽ đi đến đâu, tiếp diễn như thế nào hay sẽ kết thúc trong bế tắc.

Review phim Black Mirror: Bandersnatch - Phim tương tác đầu tiên trên Netflix

Dần dần mình nhận ra, bộ phim cũng giống như một trò chơi vậy, người chơi may mắn, khéo léo sẽ nhận ra quy luật và mấu chốt chính của phim, từ đó nhanh chóng kết thúc bộ phim. Còn nếu không bạn sẽ phải loanh quanh, luẩn quẩn rất rất lâu mà vẫn chưa tìm được cái kết thỏa đáng.

Chính vì thế phim Black Mirror: Bandersnatch không hề có thanh timeline hiển thị, bạn sẽ không biết khi nào phim kết thúc hay bộ phim thực chất có thời lượng bao nhiêu. Chính bạn sẽ là người quyết định phim dài 30 phút hay hơn 100 phút vẫn chưa kết thúc.

Review phim Black Mirror: Bandersnatch - Phim tương tác đầu tiên trên Netflix

Quả thật đây là một trải nghiệm điện ảnh hết sức tuyệt vời, Netflix đã chứng tỏ cho thế giới biết ”quyền lực và năng lực” của mình lớn như thế nào. Họ đã đi đầu trong việc biến khán giả trở thành người đồng sáng tạo với họ trên chặng đường chinh phục trải nghiệm điện ảnh của chính người dùng.

Bandersnatch thực sự là một bộ phim đáng xem, đáng xem nhất trong chùm series Black Mirror đình đám (mình crush series này ngay lần đầu tiên coi season 1), Bandersnatch vừa giữ nguyên được tính chất và bầu không khí ảm đạm của series mẹ, truyền tải được thông điệp về mặt trái của công nghệ, đồng thời vừa mang lại cho khán giả một góc nhìn mới, một cách thưởng thức điện ảnh mới, chỉ tiếc rằng season 5 này của Black Mirror chỉ có duy nhất 1 tập.

Nhưng 1 tập phim tuyệt vời như thế này thôi cũng đủ “Blow my mind” (thổi bung não của mình rồi). Thật sự rất xuất sắc.

Nếu những ai fan của thể loại viễn tưởng siêu thực, có phần hack não như Inception hay những season trước của Black Mirror thì không thể nào bỏ qua được Bandersnatch.

Phim sẽ cho ta thêm những góc nhìn thú vị về đa vũ trụ, chiều không gian khác và sự hỗn loạn của vòng lặp thời gian.

Mình rất thích đoạn Colin nói với Stefan về thực tại và các chiều không gian:

”Người ta thường nghĩ chỉ có 1 thực tại, nhưng thực ra có rất nhiều thực tại đan xen như rễ cây. Và những gì ta làm ở hướng này, sẽ ảnh hưởng đến hướng khác. Thời gian là một khái niệm ảo tưởng, họ nghĩ không thể quay lại và thay đổi điều gì nhưng ta có thể, đó chính là hồi tưởng. Đó là lời mời gọi chúng ta quay lại và lựa chọn khác. Khi ta đưa ra ra quyết định, ta nghĩ đó là của ta, nhưng không phải. Là linh hồn ngoài kia kết nối với thế giới của chúng ta đã quyết định những việc chúng ta làm và chúng ta chỉ việc chạy theo.”

Vậy Bandersnatch có tất cả bao nhiêu cái kết?

Điều này mình cũng không biết, mình xem phim 2 lần, lần đầu rất may mắn khi mình đã đi đúng hướng của bộ phim, nắm được hết mấu chốt và những cú twist mang tính gốc rễ của phim nên mình đã kết thúc bộ phim trong tầm hơn 100 phút, đúng với thời gian ước tính của phim là 1h33 phút. Vì thế lần xem thứ 2 mình muốn khám phá thêm các tình huống khác, nên mình tốn gần 3 tiếng để đi lòng vòng các lựa chọn, có lúc bế tắc phải xem đi xem lại một cảnh rất nhiều lần, nhưng phim vẫn rất thú vị, gây tò mò và kích thích mình chịu không nổi.

Mình sẽ còn xem thêm vài lần nữa để khám phá hết tất cả các ngóc ngách của Bandersnatch.


4.4/5 - (107 votes)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN