Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí tưởng chừng là một tác phẩm mang đậm tính tranh thám, hình sự. Nhưng với mình, bộ phim chỉ đơn thuần xoay quanh tình bạn của bộ ba: Burt, Harold và Valerie. Mình thấy vụ án của cha con nhà Meekins chỉ là một cột mốc nhỏ, nhằm đánh thẳng vào yếu tố chính trị trong thời đại ấy.
Với những gì Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí mang lại trong vòng 2 tiếng thời lượng. Bỏ qua mọi yếu tố chính trị, mình nghĩ cái kết của phim nhằm nêu cao tình bạn của 3 nhân vật chính. Đúng như câu: “Bữa tiệc nào rồi cũng phải tàn”.
Cốt truyện và cái kết
Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí được đạo diễn mô tả là “một câu chuyện hấp dẫn và phức tạp, đan xen giữa sự thật lịch sử và hư cấu”. Cụ thể, phim dựa trên một sự kiện lịch sử chính trị The Business Plot hay còn gọi là Cuộc đảo chính Nhà Trắng vào năm 1933, theo chân 3 người bạn chứng kiến một vụ án. Họ trở thành nghi phạm và khám phá ra một trong những âm mưu gây chấn động nhất lịch sử nước Mỹ.
Họ là bác sĩ Burt Berendsen (Christian Bale), y tá Valerie Voze (Margot Robbie) và luật sư Harold Woodsman (John David Washington) vô tình gặp nhau tại giai đoạn năm 1918 khi Burt và Harold cùng tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 1. Vì tai nạn trong chiến tranh, nên Burt đã bị mất một mắt và được Harold đưa đến chỗ Valerie để thay mắt giả bằng thủy tinh.
Sau khi chia tay, cả Burt và Harold đều cùng được mời làm nhân chứng cho một vụ án liên quan đến Bill Meekins. Tuy nhiên ngay đêm đó, con gái ông – Liz Meekins bị hại và qua đời ngay trước mắt 2 người họ. Kẻ thủ ác nhanh trí đổ tội cho Burt và Harold, vì không còn cách nào khác nên cả hai đã quyết định bỏ chạy.
Trong thời gian bị truy đuổi, Burt và Harold lần theo dấu vết và tìm đến nhà của vợ chồng Tom Voze (Rami Malek) và Lizzy Voze (Anya Taylor-Joy). Lúc này cả hai vô tình gặp lại Valerie, nhưng Lizzy cho rằng tinh thần cô không ổn định và luôn để cô trong phòng biệt lập. Cả Burt và Harold cùng giải thoát cho Valerie vì cả Valerie với Harold đã sớm có tình cảm với nhau…
Vì để giải oan cho Burt và Harold, cả 3 người đều tìm những nhân chứng thuyết phục và mời hẳn ngài Tướng Gil Dillenbeck chứng minh vụ án của cha con Meekins.
Sau khi Burt, Harold và Valerie cuối cùng tìm được Gil Dillenbeck, họ thuyết phục ông ta mở cuộc phát biểu tại buổi hội ngộ những thành viên kỳ cựu trong Đảng nhằm đưa Ủy ban Năm người ra ánh sáng, bởi họ tin đây là những người có liên quan trực tiếp đến vụ án của Bill Meekins.
Bất ngờ nhất là Tom Voze, anh trai của Valerie cũng để lộ thân phận bản thân có liên quan đến Ủy ban Năm người, anh cũng tiết lộ rằng bản thân mình và Lizzy đã làm giả giấy tờ bệnh án của Valerie khiến nhiều người nghĩ cô có vấn đề về tâm lý.
Và sau khi mọi chuyện bại lộ, Burt, Harold và Valerie cùng sự giúp đỡ của Gil và dàn thanh tra, đã thành công ngăn chặn kế hoạch của Ủy ban Năm người, đồng thời tạm giữ Tom Voze để điều tra thêm. Điều này đã tạo nên một cuộc cách mạng nhằm lật đổ Tổng thống Franklin D. Roosevelt và chế độ độc tài của Đức Quốc xã.
Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí khép lại bằng phân đoạn Burt tiễn Harold và Valerie ra nhà ga. Harold và Valerie quyết định trở lại Amsterdam, còn Burt sẽ ở lại New York và xây dựng mối quan hệ cùng Irma St. Clair.
Ý nghĩa cái kết. Vì sao Burt lại không đến Amsterdam cùng Harold và Valerie?
Mình thấy Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí không chỉ là một tác phẩm trinh thám như cái tựa đề của nó, đặc biệt bộ phim dành nhiều thời gian xây dựng mối quan hệ của bộ 3: Burt, Harold và Valerie. Điều này ngụ ý cho mình biết rằng, dù bất kể trong thời đại nào, những xa hoa, phù phiếm như yếu tố chính trị, hào nhoáng của Ủy ban Năm người, cũng không thể khiến tình bạn của 3 nhân vật chính mờ đi.
Mình nghĩ có lẽ bộ phim chỉ sử dụng yếu tố chính trị và vụ án của nhà Meekins làm “gia vị” cho tình bạn của họ. Đặc biệt mình được biết đạo diễn từng nói rằng đây là tác phẩm hài lịch sử và không có bất kỳ yếu tố trinh thám nào quá nặng nề.
Vì vậy cũng không quá ngạc nhiên khi Amsterdam – Vụ Án Mạng Kỳ Bí luôn dành nhiều thời lượng cho 3 nhân vật chính thể hiện.
Càng về cuối, mình thấy tầm vóc của vụ án ngày một tăng lên. Tưởng chừng nó sẽ bỏ qua 3 nhân vật chính mà đặt nặng sự kiện chính trị Đức Quốc xã, nhưng điều đó nhắc nhở mình rằng đứng trước tiền tài, danh vọng, họ luôn nghĩ đến những người họ yêu thương nhất.
Đó là lý do vì sao khi đưa Ủy ban Năm người và Tom Voze ra ánh sáng, Harold và Valerie quyết định rời New York, trở lại Amsterdam. Riêng Burt lại bắt đầu mối quan hệ cùng Irma.
Thậm chí mình thấy xuyên suốt cả phim, Beatrice – người vợ cũ của Burt và cả gia đình cô ấy luôn xem thường anh. Trong mắt họ, anh chẳng khác gì một kẻ hèn hạ với một con mắt thủy tinh. Ngay cả cuộc hội ngộ các thành viên ở cuối phim, Beatrice cùng bố mẹ cô cũng lợi dụng Burt để có cơ hội gặp mặt Tướng Gil.
Với Irma thì khác, cô xem anh là một tri kỷ và là một người có thể hiểu được nỗi đau trong cô. Mình nghĩ có lẽ vì thế nên đến khi “tàn tiệc”, anh chọn ở lại New York xây dựng mối quan hệ cùng Irma vì đây chính là người anh thật sự tìm kiếm, còn Harold và Valerie đã hạnh phúc bên nhau.
Dù vậy, nhưng trong một khoảnh khắc nhỏ nhoi Burt nghĩ rằng giá như anh vẫn có thể có được Irma và cùng hai người bạn của mình về Amsterdam thì vui biết mấy. Điều đó cho mình thấy tình bạn với Harold và Valerie khiến Burt luôn tích cực và sống vui vẻ trong mọi khoảnh khắc, chính họ là những ân nhân của anh kể từ Thế Chiến I.
Tóm lại, mình thấy Amsterdam không chỉ là nơi bắt nguồn cho mọi sự kiện chính trị trong phim, mà hơn hết nó là nơi gặp nhau giữa 3 nhân vật, làm dấy lên tình bạn của họ. Dù tiệc phải tàn, nhưng mình nghĩ ở một giai đoạn nào đó khi nền chính trị của Đức Quốc xã đã ổn định, họ sẽ gặp lại nhau.
Theo: Dienanh.net