Trước khung thành của đội tuyển Đức, thủ môn Manuel Neuer đối mặt với cầu thủ Takimi Asano của Nhật Bản, trong trận đối đầu căng thẳng của World Cup năm 2022. Nico Schlotterbec đã áp sát Asano. Giờ khắc đến, mọi mong muốn chuyền bóng bị anh đè xuống, Asano lấy sức, bóng dưới chân anh, và cầu thủ tung một cú đá. Trái bóng tròn chạm lưới khung thành đội Đức và những người hâm mộ bóng đá Nhật vỡ òa. Đó là màn thắng giúp độ Đức cân bằng tỷ số và nhanh chóng tiếp sức cho những “Samurai xanh” lập nên một chiến thắng giòn tan trước những cỗ xe tăng đáng gờm. Vào khoảnh khắc đó, những người hâm mộ bên Nhật đã chứng kiến những trang manga Captain Tsubasa và bộ truyện tranh/anime bóng đá nổi đình nổi đám hiện tại là Blue Lock thành hiện thực.

Captain Tsubasa, Blue Lock, nguồn cảm hứng xưa và nay của bóng đá Nhật Bản

“Một tiền đạo mà chết đứng trước khung thành thì không xứng đáng với danh tiền đạo” – nhân vật Shoei Baro của Blue Lock đã thẳng thừng nhận định. Takumi Asano sẽ đồng ý với nhân vật này. Bộ manga Blue Rock đã thét lớn đến ngày hôm nay. Cốt truyện của manga do Yusuke Nomura tạo ra diễn ra như sau: Sau khi Nhật Bản mở đầu dẫn trước chỉ để thua Bỉ vào phút cuối, người ta tin rằng điều họ cần là cái tôi của các tiền đạo, những người khao khát ghi bàn và không bận tâm quá nhiều về những lý tưởng cũ của Nhật Bản về tinh thần đồng đội nhiều đến nỗi họ bỏ lỡ khoảnh khắc làm nên chiến thắng. Một huấn luyện viên mới được thuê để huấn luyện các cầu thủ trẻ tài năng trong một cơ sở giống như nhà tù có tên Blue Lock.

Không lâu sau màn chiến thắng của Asano trước những cỗ xe tăng Đức, tài khoản Twitter của Blue Lock đã đăng post – “Tuyệt lắm! Ego!” (Tạm dịch). Trong thực tế, Blue Lock có quan hệ rất gần gũi với bóng đá Nhật Bản. Vào tháng 8 năm nay, đội bóng đã cho ra mắt áo cầu thủ họ sẽ mặc ở World Cup Qatar. Đó là nhữn chiếc áo kết hợp những yếu tố của thuật gấp giấy truyền thống Origami của quê hương như một dấu hiệu cầu điều lành. Và theo đó là những điểm tương đồng với những nhân vật trong Blue Lock đã mặc mỗi khi ra sân. Mẫu áo sau đó được tiết lộ là thành phẩm kết hợp nguồn cảm hứng giữa Blue Lock Giant Killing – một anime bóng đá khác.

Blue Lock và lối đá Ego

Câu nói nổi tiếng nhất trong Blue Lock có lẽ thuộc về huấn luyện viên lập dị Jinpachi Ego – “Công việc của tôi là lập nên đội bóng có thể chiến thắng ở World Cup. Tôi sẽ nói thật ngắn gọn. Nhật Bản chỉ cần một thứ để trở thành một thế lực khổng lồ trong bóng đá. Và đó là tạo ra những tiền đạo phá cách nhất. Trong 300 cầu thủ tập họp tại đây, tôi sẽ rèn luyện ra tiền đạo giỏi nhất. Và tất cả họ sẽ là những tiền đạo tiên tiến nhất. Chủ nghĩa vị kỷ là thứ mà bóng đá Nhật thiếu vắng. Các vị không thể trở thành một tiền đạo vĩ đại khi không có cái tôi xứng tầm. Và tạo ra nó là công việc của tôi ở đất nước này.”

Manga không chỉ giới hạn cho những người đam mê thể thao hoặc chỉ dành cho trẻ em – nó là loài hình nghệ thuật giải trí được người lớn tiêu thụ và có các chủ đề khác nhau từ chính trị, khiêu dâm, văn hóa, drama, khoa học viễn tưởng, thơ ca, lịch sử – về cơ bản là toàn bộ những chủ đề mà nhân loại từng nghĩ đến. Nhưng những bộ truyện tranh bóng đá mới là những cuốn truyện có lượng người hâm mộ cuồng nhiệt theo dõi ở cấp độ toàn cầu, từ sử thi Captain Tsubasa có lượng người hâm mộ trên toàn thế giới đến Blue Lock hiện đang được phát sóng tại Nhật Bản.

Nó được coi là hiện tượng có một không hai kể hậu Thế chiến II, nhưng giáo sư Brigitte Koyama-Richard đã nhận định hiện tượng này thực chất đã có sớm hơn, cụ thể là trong những cuốn tranh cuộn từ thế kỷ 12 (tham khảo sách One thousand years of Manga). Những cuốn truyện tranh về bóng đá, và theo đó là anime dựa trên đó, là thứ thật sự được thèm muốn.

Captain Tsubasa là bộ manga đầu tiên có lượng fan trên toàn cầu

Captain Tsubasa là bộ manga đầu tiên có lượng fan trên toàn cầu. Tsubasa là một nhân vật đáng mến được tạo ra năm 1981, nhưng đã vươn đến một tầm vóc mà tác giả Yoichi Takahashi cũng không thể ngờ được. Trong năm 1983, bộ truyện chính thức có anime và được phủ sóng trên toàn thế giới. Ở Trung Đông, Tsubasa được các thanh thiếu niên biết đến với cái tên Đội trưởng Majed. Ở Mỹ, Flash Kicker. Nam Mỹ, Supercampeones. Châu Âu, cậu được gọi là Oliver.

Trong bối cảnh năm 2019, Takahashi từng nói: “Bộ truyện đã thành thực tế và hơn thế nữa”. Ông một lần nữa lặp lại nhận định này trước bàn thắng của đội nhà trong trận cầu Đức – Nhật. Captain Tsubasa tiếp tục truyền cảm hứng cho những ai nuôi mộng cầu thủ ở Đức cho đến tận ngày nay. Vào 2017, khi cúp U-17 thế giới diễn ra ở Ấn Độ, Nhật Bản cũng tham gia giải đấu. Không phải là một người nói nhiều thứ tiếng, một người hâm mộ đã đặt điện thoại những hình ảnh của Đội trưởng Tsubasa đang tấn công vào tay Taisei Miyashiro, tiền đạo 17 tuổi người Nhật Bản đang chơi trong giải đấu đó. Khuôn mặt của Miyashiro nhăn lại với nụ cười nhỏ đáng yêu khi anh thốt lên: “Tsubasa!”. Anh cũng nói lúc nhỏ mình đã hâm mộ nhân vật này đến thế nào, cho đến khi lớn anh mới nhận ra bản thân không thể biểu diễn những cú đá khó nhằn trong bộ truyện thời thơ ấu của mình. Cầu thủ thừa nhận trong giọng cười thân thiện.

Yoichi Takahashi – người làm nên một hiện tượng toàn cầu và hơn thế nữa

Fernando Torres, cầu thủ vĩ đại người Tây Ban Nha, đã từng nói: “Tôi bắt đầu chơi bóng vì điều này.” Ditto Franscesco Cocco và Alessandro Del Piero, người trân trọng bức vẽ có chữ ký của tác giả Takahashi. Lukas Podolski, người chơi ở Nhật Bản những ngày này, là một người hâm mộ tuyệt vời, thậm chí còn chơi với một chiếc giày có dấu ấn rất lớn của Tsubasa. Trong hàng ngũ những ngôi sao bóng đá, Messi cũng được biết đến là người hâm mộ của Đội trưởng Tsubasa.

Không có gì ngạc nhiên khi nó phổ biến nhất ở Nhật Bản. Hidetoshi Nakata, cầu thủ Nhật Bản đầu tiên thành công ở các giải đấu châu Âu, thậm chí còn không xem bóng đá. Anh ấy chưa bao giờ chơi bóng khi còn là một đứa trẻ. Chính Tsubasa đã “gài” niềm cảm hứng bóng đá vào cầu thủ và khiến anh muốn sao chép các đòn bóng của Tsubasa. Các cầu thủ từ Zinedine Zidane đến Ronaldinho đã nói về ảnh hưởng của nhân vật này trong quá trình phát triển bóng đá của họ.

Đội trưởng Tsubasa là một cậu bé yêu bóng đá và mơ ước giành cúp bóng đá thế giới của Nhật Bản. Khi bộ truyện bắt đầu, anh ấy chỉ mới 11 tuổi và gần bốn thập kỷ sau, manga vẫn đang diễn ra mạnh mẽ – Tsubasa mới ngoài 20 tuổi và chơi cho Nhật Bản và FC Barcelona.

Tsubasa đã truyền cảm hứng cho một thế hệ tiền đạo ở Nhật

Bộ truyện không chỉ nói về anh ấy – nó có thủ môn rất nổi tiếng Wakabayashi (Benji ở châu Âu) và các nhân vật khác, tất cả đều có câu chuyện nền được khắc họa rất chi tiết. Nó có những cú đi bóng đặc trưng của Tsubasa: cú giật gót, razor shot, cú đá từ trên cao ngoài vạch, cú đánh lái – danh sách cứ tiếp tục và quả bóng đi qua những đường cong đáng kinh ngạc, đôi khi xoay theo cách khác và về cơ bản là bất chấp khoa học. Trong truyện còn có màn kết hợp giữa hai cầu thủ đẩy hai chân của họ vào nhau để đẩy một người lên không trung để đánh đầu ghi bàn. Không có gì ngạc nhiên khi Miyashiro tội nghiệp nói rằng anh ấy thậm chí không thể sao chép những cú đi bóng này.

Nhưng Captain Tsubasa không chỉ thôi thúc những đứa trẻ ôm mộng cầu thủ, nó còn ảnh hưởng đến cách chơi của đội tuyển Nhật. Tsubasa là một tiền vệ tấn công, như một hình mẫu đã tạo nên anh là Diego Maradona, và trong thời gian bộ truyện tiếp tục, nền bóng đá Nhật sản xuất rất nhiều những tiền vệ như vậy. Keisuke Honda (của AC Milan), Shinji Kagawa (Manchester United), Makota Hasebe (FC Nurnberg) đều từng là những tiền vệ theo khuôn mẫu của Tsubasa. Và ngay cả những tiền đạo của Nhật Bản như Hiroshi Kiyotake, Shinji Okazaki, Yoichiro Kakitani và Takashi Inui đều chơi ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ của họ và chỉ chuyển sang vị trí tấn công khi chơi cho Nhật Bản.

Bây giờ là thời đại của Blue Lock

Đến nỗi vào khoảng năm 2002, khi Nhật Bản đăng cai World Cup, một công ty đã tiếp cận Takahashi để tạo ra một tiền đạo nổi tiếng. Và ông ấy đã nghĩ ra một phiên bản được mô tả là Anti-Tsubasa cổ điển là Kanou Kyosuke trong bộ truyện Hungry Heart. Takahashi hy vọng nó sẽ tạo ra một đội quân tiền đạo như các Tsubasa đã truyền cảm hứng cho thế hệ tiền vệ vậy. Xét đến thực tế hiện nay, có vẻ như điều này dường như đang làm như vậy. “Nhật Bản tấn công không tốt. Tôi muốn họ có những tiền đạo tấn công và đã tạo ra Kyosuke,” Vị tác giả đã nói sau đó.

Bây giờ, đã đến thời của manga Blue Lock, bộ truyện đòi hỏi một chút khao khát và cái tôi ở những người tiền đạo của nó. Và một thế hệ mới của những tiền đạo đang trỗi dậy. Tom Byer, người Mỹ đã cách mạng hóa bóng đá cơ sở ở Nhật Bản với các phòng khám bóng đá và chương trình truyền hình của mình, đã nói với The Indian Express về ảnh hưởng của anime.

“Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc Đội trưởng Tsubasa là trung tâm trong việc thúc đẩy sự quan tâm đến bóng đá ở Nhật Bản. Nhiều đứa trẻ trong phòng khám của tôi, vào những năm 80 và 90, đã nói về nó. Takahashi là một người đàn ông rất khiêm tốn, hài lòng với những gì mình đã làm và ngạc nhiên về việc những sáng tạo của ông đã lan rộng khắp thế giới như thế nào.” Nó thậm chí còn truyền cảm hứng cho Byer tạo ra truyện tranh bóng đá, cuốn sách đã thành công rực rỡ. “Đó là trong truyện tranh có tên Korokoro Komikko, hàng trăm trang với cốt truyện từ các trò chơi điện tử và bộ phim bóng đá của tôi. Nó rất lớn: số lượng phát hành lên tới 1,2 triệu bản vào thời hoàng kim.”

Nam chính Isagi Yoichi của Blue Lock

Korokoro Komikko đúng là rất lớn nhưng chẳng là gì so với Captain Tsubasa – bộ truyện được đăng nhiều kỳ trong tuần báo Shonen Jump và đã có 5 triệu bản vào thời điểm cực thịnh, và thậm chí hiện tại đã thu hút được 3 triệu độc giả.

“Ở Pháp, bóng đá được chơi theo giải đấu. Ở Nhật Bản, đó là trong các trường học. Đó là mối liên kết chặt chẽ giữa thể thao và những thứ như: mối quan hệ giữa bạn bè, tầng lớp trên và tầng lớp dưới, cha mẹ và tất cả những điều chân thành mà tôi muốn ghi lại trong manga của mình,” Takahashi từng nói.

Là một người hâm mộ bóng chày khi còn nhỏ, Takahashi lần đầu tiên say mê với trái bóng tròn và sân cỏ là ở trường trung học của mình khi xem World Cup 1978 được đăng cai ở Argentina. Ông đã thực sự bị cuốn hút, và ba năm sau, ông đã cho ra mắt bộ truyện tranh bóng đá Captain Tsubasa. Trước ông, đã có ít nhất hai manga bóng đá khác – The Red-Blooded Eleven và Shinji Mizushima’s Downtown Samurai xuất hiện sau khi Nhật Bản giành huy chương đồng tại Olympic 1968 nhưng nó không được chú ý nhiều vì bản thân trò chơi này không phát triển mạnh ở Nhật thời điểm đó.

Viễn cảnh Nhật đối đầu Đức trong Captain Tsubasa đã thành hiện thực

Takahashi đã nói rằng ông sẽ tiếp tục vẽ manga cho đến khi chết. Người hâm mộ và các cầu thủ bóng đá Nhật Bản nợ rất nhiều ở Takahashi và đội trưởng tuyệt vời Tsubasa, người có phương châm ‘Quả bóng là bạn của tôi’.

Blue Lock còn tiến xa hơn với chủ đề ‘cái tôi’ của nó. Có lẽ, nó có thể kết thúc bằng một câu trích dẫn từ huấn luyện viên lanh lợi của Jinpachi Ego: “Vô nghĩa? Nó thực sự là vô nghĩa. Nhưng rồi, thế giới cũng vậy. Hoặc bạn thắng hoặc bạn thua. Trong khi bạn đang phấn khích với những thành công tầm thường của mình, thì những tiền đạo thực thụ sẽ bước trên con đường chiến thắng hoặc mất tất cả. Mỗi ngày, để tiếp tục sống sót.”

Nguồn: Hindustantimes