Thứ Năm, Tháng Chín 19, 2024
Trang chủGAMETin Tức GameBất chấp doanh số thua thiệt, EPIC vẫn quyết tâm khô máu...

Bất chấp doanh số thua thiệt, EPIC vẫn quyết tâm khô máu với Steam

Ở thời điểm hiện tại đang có khá nhiều nền tảng phân phối game trực tuyến khác nhau, nhưng nổi bật trong đó chỉ có 2 cái tên đang thực sự cạnh tranh và dằn mặt nhau là Steam và EPIC Games Store. Mặc dù có nhiều cái tên như Origin của EA, Ubisoft Connect hay Blizzard nhưng thay vì cạnh tranh và đấu đá thì họ lại chọn cách tập trung vào những tựa game do chính họ phát triển thay vì mua bản quyền hay dành về tay những tựa game độc quyền cho nền tảng. EPIC Games là cái tên non trẻ và chỉ thực sự nổi lên vài năm gần đây, nhưng bằng chiến lược kinh doanh cũng như liên tục duy trì chương trình tặng game miễn phí cho cộng đồng game thủ, EPIC đang thực sự là một đối thủ cạnh tranh với Steam vốn đã chiếm lĩnh thị trường từ rất sớm.

Độ chịu chơi của EPIC có thể thấy rõ nhất qua một vài đợt tặng những tựa game AAA như Star Wars Battlefront 2 vừa qua. Theo thông báo mới nhất được nhà phát hành EA công bố, đã có 19 triệu phiên bản trò chơi của Star Wars Battlefront 2 được phát tặng miễn phí trong sự kiện đầu tiên của năm 2021 do Epic Games Store tổ chức. Với giá thành niêm yết khoảng 39.99$ (theo Steam), điều này đồng nghĩa với việc Epic Games Store đã “đốt” hơn 760 triệu USD chỉ để tặng quà miễn phí cho game thủ. Đây được coi là một kỷ lục chưa từng có trong lịch sử. Chừng đó cũng đủ thấy được, EPIC đang sở hữu tiềm lực tài chính đủ để ngáng đường bất kì đối thủ nào muốn cạnh tranh.

Song hành với những khoản chịu chi trong việc phát game miễn phí, EPIC cũng đưa ra những bản hợp đồng vô cùng hậu hĩnh để lô kéo đối tác về phía mình. Ngoài việc giảm chi phí dịch vụ, EPIC còn sẵn sàng chi một khoản tiền cho đối tác sẵn sàng phát hành game độc quyền trên nền tảng của họ.

Để hiểu rõ hơn về khoản tiền này, chúng ta có thể lấy Control làm ví dụ, Epic đã chi tổng cộng 10,45 triệu USD (~240 tỷ VNĐ) để trả phí độc quyền cho bộ đôi nhà sản xuất 505 Games và Remedy Entertainment để đưa tựa game này lên nền tảng của mình. Thực sự đây là một bản hợp đồng vô cùng hậu hĩnh dành cho bất kì nhà nhà phát triển nào. Ngoài việc phí dịch vụ rất rẻ, chỉ 12% (với Steam sẽ là 30%), các đối tác của Epic sẽ nhận thêm một khoản phí độc quyền. Tính trên tổng doanh thu, việc hợp tác với Epic Store sẽ đem về rất nhiều lợi nhuận nếu như so sánh với Steam hay các nền tảng khác.

Dù chịu chi và rất hào phóng trong việc lấy lòng cộng đồng game thủ, nhưng EPIC lại mất nhiều hơn là được. Trong báo cáo được công bố mới đây, lượng người dùng hàng tháng của EPIC Games Store hiện đã tăng vọt lên 56 triệu game thủ trên tổng 160 triệu, con số này thực sự là cột mốc đáng ghi nhận chỉ sau một năm. Mặc dù số lượng người chơi tăng, nhưng hầu như người dùng mới đều không chi bất kì khoản phí nào vào năm 2020. Tính trên tổng doanh thu 700 triệu đô được người dùng chi cho nền tảng này, thì chỉ có 265 triệu được chi cho các tựa game từ bên thứ 3.

Chính sách hiện tại giúp họ sỡ hữu được nhiều tựa game độc quyền chất lượng, nhưng việc rời bỏ nền tảng vốn đã gắn bó suốt 10 năm qua thực sự khá khó, đặc biệt là khi Steam đều vượt trội hơn EPIC ở nhiều mặt. Nhìn chung, kết quả hoạt động của EPIC vào năm 2020 đã chứng tỏ rằng, nền tảng này thực sự có tiềm năng và chỉ cần có những điều chỉnh phù hợp, nó sẽ trở thành đối thủ khiến Steam phải để ý đến.

4.6/5 - (195 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN