Thứ Bảy, Tháng Mười Một 2, 2024
Trang chủMẸO HAYMáy TínhCác cách khắc phục CPU quá nóng hiệu quả

Các cách khắc phục CPU quá nóng hiệu quả

Nhiều người dùng máy tính thắc mắc liệu khi CPU quá nóng có làm hỏng CPU không và CPU chịu được nhiệt độ tối đa là bao nhiêu? CPU là bộ xử lý, bộ xử lý trung tâm hoặc bộ vi xử lý được coi như bộ não của máy tính. Không có máy tính nào có thể hoạt động mà không có CPU. Sau đây là các cách giảm nhiệt độ CPU ngày càng nóng hiệu quả nhất để bạn hiểu được máy của mình có vấn đề gì không cũng như đảm bảo CPU không bị giảm tuổi thọ trong quá trình làm việc.

CPU quá nóng ảnh hưởng gì đến PC

Tình trạng CPU bị nóng chắc hẳn với người dùng máy tính đều đã gặp phải. Nguyên nhân của tình trạng này là do điện năng bị chuyển hóa thành nhiệt năng trong quá trình CPU hoạt động để xử lý được lượng thông tin khổng lồ một cách chính xác.

Việc CPU nóng tưởng chừng như bình thường nhưng lại mang đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu máy không được làm mát hay bị nóng thường xuyên, nhiệt độ lên quá cao có thể khiến các vi mạch xung quang bị lỏng, khiến CPU bị hỏng và khiến máy tính của bạn không thể hoạt động được. Chính vì thế, việc giảm nhiệt độ CPU ngày càng nóng là cần thiết mà bất cứ người dùng nào cũng cần thực hiện nếu muốn máy hoạt động ổn định, bền bỉ.

CPU nóng đến mức nào thì hỏng

Mặc dù các dòng PC hiện nay đều được trang bị hệ thống bảo vệ tự động trong trường hợp CPU quá nóng, nhiệt độ vượt quá giới hạn. Tuy nhiên, người dùng cũng cần chú ý theo dõi nhiệt độ của CPU để tránh làm hỏng máy. Nhiệt độ an toàn của CPU tùy vào từng dòng máy và loại CPU sẽ có mức khác nhau, bạn có thể tham khảo chi tiết thông tin dưới đây: 

  • Dưới 60 độ C: đây là mức nhiệt an toàn để CPU hoạt động hiệu quả.
  • 60 – 70 độ C: Mức nhiệt ổn định cho CPU hoạt động. Trường hợp máy tính không hoạt động tốt trong mức nhiệt độ này, rất có thể là do hệ thống làm mát cản trở quá trình tản nhiệt.
  • 70 – 80 độ C: đây là mức nhiệt khá nóng, khi CPU hoạt động trong thời gian dài ở mức tải cao, mức nhiệt này có thể làm giảm hiệu suất hoặc tốc độ xử lý của máy tính.
  • 80 – 90 độ C: đây là mức nhiệt cảnh báo cho CPU. Khi máy tính hoạt động ở khoảng nhiệt này trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều tác động xấu tới hiệu suất và tuổi thọ của CPU.
  • Trên 90 độ C: Mức nhiệt cực kỳ nguy hiểm khiến máy tính và CPI hỏng hóc nghiêm trọng. Khi này hệ thống có thể tự động tắt nguồn để ngăn chặn tình trạng hỏng linh kiện và cháy nổ. Nếu trường hợp máy tính đang trong quá trình ép xung CPU cũng có thể tăng nhiệt đến 90 độ. Tuy nhiên đây là trường hợp bình thường và không gây nguy hiểm.
CPU quá nóng gây nguy hiểm cho PC

Nguyên nhân dẫn đến quá nóng

Chạy các tác vụ quá nặng

CPU đóng vai trò quan trọng và gần như đảm nhận hết các tính năng cũng như tác vụ của máy tính. Trường hợp bạn mở nhiều tác vụ nặng cùng lúc hoặc dùng máy tính thường xuyên cũng sẽ khiến CPU nóng lên do quá công suất. 

Lỗi phần mềm máy tính 

Lỗi CPU quá nóng cũng có thể là do sự cố phần mềm. Khi này màn hình của máy tính sẽ bị treo hoặc tạm thời không sử dụng được, trong khi CPU vẫn đang chạy với mức công suất lớn.

Keo tản nhiệt bị khô 

Keo tản nhiệt trong máy tính có nhiệm vụ làm mát cho CPU khi hoạt động với công suất cao. Nhưng để keo tản nhiệt hoạt động tốt thì lượng keo trong keo tản nhiệt cần vừa đủ và không bị quá khô. Khi keo tản nhiệt bị khô sẽ tác động trực tiếp tới hiệu quả tản nhiệt và gây ra lỗi CPU quá nhiệt.

Quạt tản nhiệt bị bẩn 

Quạt tản nhiệt cũng là bộ phận giúp làm mát cho CPU trong quá trình hoạt động với mức công suất cao, dẫn tới nhiệt lượng tỏa ra lớn. Lỗi CPU quá nóng cũng có thể là do quạt tản nhiệt bám quá nhiều bụi bẩn. Từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quạt và khả năng làm mát cho CPU.

Hệ thống làm mát không hoạt động

Vỏ máy tính thường có ít nhất hai quạt, một là quạt thùng và một quạt trong bộ nguồn và điều này đặc biệt đúng với máy tính để bản. Nếu một trong hai quạt này không hoạt động, bộ làm mát CPU dù vẫn làm việc hiệu quả thì khả năng tản nhiệt cũng sẽ giảm đi. Trong trường hợp đó CPU sẽ nóng hơn và có thể dẫn tới việc quá tải và làm hỏng CPU hay các thành phần khác.

CPU bị nóng

Cách khắc phục

Tắt các tác vụ không cần thiết 

Một trong những cách khắc phục nhanh và hiệu quả lỗi CPU quá nóng chính là tắt bớt các tác vụ không cần thiết hoặc các chương trình chạy ngầm. Đồng thời khi sử dụng, bạn cũng không nên mở cùng lúc nhiều cửa sổ và trang web để giảm tải tình trạng nóng lên của CPU. 

Vệ sinh các bộ phận làm mát 

Để khắc phục lỗi CPU quá nóng, bạn cũng nên vệ sinh các bộ phận làm mát của máy tính định kỳ. Đồng thời, trong quá trình vệ sinh cũng sẽ giúp bạn  nhanh chóng phát hiện ra các sự cố và sửa chữa kịp thời. 

Thay keo tản nhiệt 

Khi keo tản nhiệt bị khô sẽ làm cho CPU nhanh nóng lên, do đó mà cách khắc phục hiệu quả nhất là bạn nên thay mới keo tản nhiệt. Lưu ý, bạn cần chọn loại keo tản nhiệt chuyên dụng để giúp quá trình tản nhiệt được hiệu quả và kéo dài thời gian khô. 

Lắp thêm quạt tản nhiệt 

Lắp thêm quạt tản nhiệt cũng là một giải pháp hữu hiệu để giảm nhiệt độ cho CPU. Hiện nay có hai loại quạt tản nhiệt phổ biến là: 

  • Quạt tản nhiệt khí: Đây là dòng quạt giúp làm mát thông qua không khí, cách lắp đặt dễ dàng và giá thành thấp.
  • Quạt tản nhiệt nước: Đây là dòng quạt sử dụng dịch làm mát để làm tản nhiệt. So với dòng quạt tản nhiệt khí thì hiệu suất làm mát được đánh giá tốt hơn khi làm việc trong môi trường tải cao. Tuy nhiên, giá thành cũng cao hơn và đòi hỏi cách lắp đặt cẩn thận hơn. 

Vệ sinh máy tính định kỳ 

Vệ sinh máy tính định kỳ là một trong những giải pháp hiệu quả để giảm nhiệt độ của CPU trong trường hợp quá nóng. Sử dụng máy tính lâu ngày sẽ khiến cho bụi bẩn, lông thú cưng …. tích tụ sâu vào quạt tản nhiệt, cẩn trở luồng khí và tăng nhiệt độ CPU.

Nâng cấp phần cứng nếu cần thiết 

Trong quá trình sử dụng, nếu bạn nhận thấy PC của mình không đủ để đáp ứng các nhu cầu công việc, học tập hoặc đã quá cũ. Bạn nên nâng cấp bộ vi xử lý, RAM hoặc card đồ họa… để giúp tăng hiệu năng xử lý và giảm tải cho CPU. Từ đó cũng giảm thiểu tối đa tình trạng CPU quá nóng xuất hiện.

Việc để máy tính tự động tắt nguồn do CPU quá nhiệt là dấu hiệu cảnh báo cần được xử lý ngay để tránh ảnh hưởng lâu dài đến tuổi thọ và hiệu năng. Đầu tư vào hệ thống làm mát tốt và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ sẽ giúp bạn bảo vệ thiết bị khỏi tình trạng quá nhiệt. Đặc biệt, với những dòng CPU cao cấp, việc kiểm soát nhiệt độ tốt sẽ tối ưu hóa hiệu suất và gia tăng tuổi thọ linh kiện.


5/5 - (178 votes)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN