Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024
Trang chủPHIMGiới Thiệu Phim7 yếu tố tạo nên thành công phim Train to Busan (2016)

7 yếu tố tạo nên thành công phim Train to Busan (2016)

Phim “Train to Busan” (Chuyến tàu sinh tử) là một tác phẩm điện ảnh xuất sắc, đoánh giá là một 9 một 10 với bất kỳ phim Hollywood nào cùng thể loại, dư sức cân bất kỳ phim Châu Á khác cùng hạng mục.

Review phim Train to Busan (2016) và những yếu tố tạo nên thành công

Train to Busan khiến cho bất kỳ ai cũng tin hoặc ít nhất ngỡ ngàng rằng điện ảnh Hàn Quốc lại đang tiến một bước xa đến vậy, dù bản thân mình không thích cho lắm lối diễn xưa nay của mấy anh diễn viên Hàn Xẻng, ‘xộ xộ xộ’, gì cũng ‘xộ’ nghe mà thấy gai gai.

Hoặc cho dù mở đầu của phim làm mình cứ tưởng đang xem phim nhiều tập Hàn Xẻng chứ chẳng phải đang chiễm chệ trong rạp đâu. Ấy mà nhanh chóng nhận ra ngay đẳng cấp thực sự ngay sau phút giây chờ đợi.

Thường nếu coi phim kinh dị thì sẽ có kiểu tình huống mở màn, ai đó đang chạy xe chở hàng, bước xuống, hoặc gặp chuyện gì đó hoặc cho thấy dấu hiệu gì đó chứng tỏ sắp có chuyện xảy ra, thì cảnh chú tài xế bước xuống xe cũng na ná vậy.

Rồi tiếp theo là cảnh chú nai vừa chết bật auto mode sống dậy ngay khi xe vừa rời đi. Xem khúc này mình không khỏi khẳng định nó bắt đầu giống Hollywood 10% rồi đó.

Review phim Train to Busan (2016) và những yếu tố tạo nên thành công

Điểm đáng khen của Train to Busan, là xây dựng diễn biến từ lúc tàu khởi động cho tới lúc con tàu cuối cùng dừng tại Busan 1 cách mạch lạc và tự nhiên, rất thuận lòng khán giả, điều chỉ thường thấy ở những bộ phim tầm cao, chứ ít khi thấy ở phim Việt.

Có đầy đủ mọi ”bằng chứng” cho thấy chất Hollywood không gì chối cãi được.

Thứ nhất, mô tuýp nhân vật điển hình.

Nếu đã xem hẳn bạn sẽ nhận ra vài mô tuýp thông thường của 1 phim kinh dị. Đầu tiên, nói về anh chàng võ sĩ to béo

Một kiểu nhân vật anh hùng, rất xông pha cứu lấy đồng loại trong tình cảnh khó khăn, chiến đấu hết mình nhưng ”lên đường” rất vô duyên, “thăng thiên” rất kì cục, kiểu gì cũng cho chết để lấy hết sự tiếc nuối của khán giả.

Mà tiếc nuối thật còn gì, thấy ai cũng nhẹ môi bật lời “Trời ơi tội ảnh quá điiii”. Mình thì chỉ nghĩ “an bài cả rồi”, nếu ảnh không qua đời thì phim còn chi hay.

Thứ hai, cách xây dựng nhân vật chính

Nhân vật dạng này thường sẽ được xây dựng là thể nào cũng có cái tật, suy nghĩ hay thói quen xấu khó bỏ rồi tới cuối cùng nhận ra bài học cho bản thân, trong Train to Busan thì đấy là thói ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình, không quan tâm đồng loại. Tuỳ theo lòng nhân ái của đạo diễn mà cho chết hay còn sống thôi.

Review phim Train to Busan (2016) và những yếu tố tạo nên thành công

Nhưng cũng chính vì cho sống hay cho chết mà cướp đi những thứ khác nhau từ khán giả, nên lúc này đạo diễn buộc phải chọn. Cái này bàn thêm ở bên dưới, quan điểm cũng khá hay.

Thứ ba là kiểu phản diện ấn tượng

Như ông giám đốc gì đó, kiểu gì cũng làm khán giả thấy ghét thôi, hoặc là rất nhẫn tâm để đồng loại chết, hoặc có thái độ gì đó làm thấy ghét lắm mà phải vậy liên tục từ đầu tới gần cuối phim. Để chi? Để cho khán giả hả hê, trông ngóng xem khi nào thằng chó đó chết để con cười lên sung sướng nữa.

Mà nói nào ngay, anh phản diện đóng quá đạt, mình xem mà thấy ai cũng ồ ồ mấy lần cho sự phũ của thằng cha này, nên xứng đáng là nhân vật phản pháo của năm, không sai vào đâu được.

Thứ 4, thứ tự ưu tiên trong phim

Phụ nữ mang thai & trẻ em, kiểu gì kiểu, 2 đối tượng này thuộc dạng ”phải sống” trong thể loại kinh dị, khó cỡ nào cũng cho sống, không được chết, chết mất tinh thần nhân văn hiếm có của phim. Vậy thôi!

Mặc dù mình rất là nể chị bầu, chị mang bầu gần đẻ mà chạy ngang ngửa bất cứ con zombie nào luôn mới đỉnh, chị lăn lộn bò trườn không khác gì thành viên SWAT. Tóm lại là nể!

Thứ 5, Zombie hoặc Alien kiểu gì cũng phải có nhược điểm.

Để chi? Để main và các nhân vật khác còn sống chứ. Zombie trong Train to Busan được cái không biết mở cửa, không nhìn thấy trong bóng tối. Đấy, phải thế mới tạo điều kiện sinh tồn. Thế cũng hay, mà không biết người ta dựng kịch bản kinh dị trên tàu lửa trước rồi mới nghĩ ra nhược điểm của Zombie hay là ngược lại nữa.

Thứ 6, kiểu gì cũng phải có cảnh ‘hài trong loạn,’

Phim có đoạn Zombie trong bóng tối nghe tiếng nhạc từ điện thoại cái quay mặt lại giống như tưng tưng theo điệu nhạc vậy, khá hài và làm nhiều người cười ngay tại chỗ, vài người còn phát ra âm thanh rùng rợn hahaha, nghe sảng tấu lắm.

Tất nhiên nếu soi kỹ thì sẽ thấy nhiều điểm nữa chứ không chỉ nhiêu đây, cái quan trọng là mình nhận thấy công thức thành công của 1 bộ phim, là khai thác đủ mọi loại cảm xúc của khán giả, đẩy cho nó đến cùng cực rồi thoả mãn nó bằng 1 tình huống nào đó.

Đơn cử như anh phản diện, rất lầy, rất ma lanh, cuối cùng thành Zombie xong chết cũng làm không ít người hả lòng hả dạ.

Hay như tình tiết đắt giá của anh main vào cuối phim, một người bố trước khi biến thành Zombie hồi tưởng về những ký ức xưa cũ, lúc còn bồng ẫm đứa con xinh xinh trong đôi tay, Zombie cha mỉm cười, lấy đi trong lòng khán giả sự xót xa khôn tả, đôi mắt ngấn lệ, chỉ chực bật khóc.

Thứ bảy, tình cha con

Tình cha con là điều cảm động nhất phim Train to Busan làm được. Thử hỏi nếu cho anh này còn sống thì người xem sẽ thấy sao, và cho ảnh chết như phim thì người ta sẽ thấy sao.Cái này lúc làm phim họ phải tính toán, vì mỗi tình huống cho chết hay cho sống đều mang cảm giác rất khác nhau. Vậy nên phải chọn, dù rất khó khăn.

Nếu mà cho cả 3 còn sống thì rất trọn vẹn, tràn đầy. Phù, họ sống rồi, hay quá, cảm giác thật mãn nguyện, mong cho họ hạnh phúc. Bạn đứng dậy, 1 tuần sau bạn không còn cảm giác thế nữa.

Nếu anh nhân vật chính của phim Train to Busan chết, tự nhiên để lại nguyên lỗ hổng trong lòng mình luôn, mà đấy là cái nhà làm phim muốn. Bạn đứng dậy đi về, 2 tuần sau còn nhớ như in anh cha chết thế nào.

Tuyệt vời là ở chỗ đấy, đôi khi cứ giữ khư khư tính mạng của nhân vật đáng mến, lại không có hiệu ứng tốt bằng cho ảnh lên cung trăng. Nghệ thuật là phải biết đánh đổi. Quá tuyệt vời! Vậy nên làm phim như Hollywood thì chỉ cần có công thức đúng, khai thác được mọi chiều cảm xúc của khán giả, diễn biến phải mạch lạc tự nhiên, dàn cảnh phải như thật.


5/5 - (145 votes)
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN