Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024
Trang chủPHIMĐánh giáTân Siêu Nhân Điện Quang: Phim khiến tôi hoài niệm về tuổi...

Tân Siêu Nhân Điện Quang: Phim khiến tôi hoài niệm về tuổi thơ

Tuy không hào nhoáng như những bom tấn siêu anh hùng, nhưng với tôi, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) chính là những gì đã làm nên tuổi thơ của mình. Bộ phim không chỉ sở hữu những màn thi triển võ thuật, hành động bắt mắt, mà chính âm nhạc của phim đã khiến tôi có cảm xúc vô cùng “đã”.

Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) là bản live-action, khởi động lại vũ trụ siêu nhân điện quang của Nhật Bản. Phim kể về một người ngoài hành tinh cứu Trái Đất khỏi một loài sinh vật khổng lồ, vô tình anh đã khiến Shinji Kaminaga phải bỏ mạng trong khu rừng. Chính điều này, buộc anh phải hóa trang thành Shinji và sống cuộc đời của một con người. Còn mọi chuyện sau đó thế nào, tôi nghĩ các bạn phải tự trải nghiệm rồi.

Điều tôi thích nhất ở Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) đó là nhà làm phim không cần vòng vo giới thiệu hàng loạt nhân vật hay các con quái vật khổng lồ. Bộ phim được mở đầu bằng cách đánh trực diện, đi thẳng vào các phân cảnh hành động, thông qua những màn “combat” chấn động ấy, tôi thấy biên kịch khéo léo đưa vào những lý giải về sức mạnh của đối phương và Ultraman.

Lúc này, tổ chức SSSP mới thực hiện đúng chức năng của họ – nghiên cứu và chỉ ra tập tính cũng như sức mạnh của các loài quái thú S-Class. Các thành viên trong tổ chức cũng được thể hiện rõ trình độ và kỹ năng của mỗi người.

Hơn hết chính là tính cách của từng nhân vật được gói gọn qua lời giới thiệu cùng Asami. Điều này khiến tôi tưởng Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) chỉ là một bộ phim hành động, viễn tưởng, hóa ra nó còn đưa vào yếu tố hài hước.

Không dừng lại ở đó, Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) còn biết cách đan xen những thông điệp nhân văn mang đậm tính chính trị thông qua từng diễn biến của câu chuyện, điển hình nhất là những lần tên phản diện Zarab quyết định ký kết hợp đồng hòa bình cùng chính phủ Nhật.

Ngoài ra, tôi thấy hành động của Ultraman khá nhân văn. Đặt vào bối cảnh của bộ phim, anh quyết định hy sinh bản thân để hồi sinh Shinji như một cách cho thấy bản thân anh đã học được đức tính cao cả của loài người, chứng kiến Shinji dùng thân che chở đứa bé trong khu rừng, Ultraman buộc phải đóng giả anh trong suốt thời gian nhằm tìm hiểu lý do thật sự loài người hành động như vậy.

Chính vì vậy, tôi thấy Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) không chỉ đơn thuần là tác phẩm dành cho trẻ em, mà ở một khía cạnh khác, câu chuyện và thông điệp của nó vẫn khiến người trưởng thành có thể tiếp cận dễ dàng hơn.

Bên cạnh hình ảnh và kỹ xảo của phim, yếu tố tôi tâm đắc nhất chính là âm nhạc. Những bài hát được vang lên đúng lúc vào mỗi thời điểm, phần nào khiến tôi có cảm giác đang ngồi trước màn hình TV và xem một bộ phim dài tập về siêu nhân điện quang như lúc nhỏ. Âm nhạc của phim phần nào khiến tôi muốn quay về tuổi thơ.

Tôi thấy không giống như các Son Goku hay Doraemon, dòng phim siêu nhân điện quang ít nhiều đã sống cùng tuổi thơ của nhiều người. Hỏi thử mỗi đứa trẻ, ai cũng muốn được làm siêu nhân hoặc gặp họ ít nhất một lần.

Tóm lại, tôi đánh giá Shin Ultraman (Tân Siêu Nhân Điện Quang) có một cốt truyện khá hay và chỉn chu. Tuy có thể không được truyền thông rầm rộ tại Việt Nam, nhưng với những ai là khán giả hâm mộ dòng phim siêu nhân điện quang, họ sẽ bất ngờ vì thông điệp và âm nhạc trong tác phẩm lần này.

Theo: Dienanh.net

Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN