Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang chủGAMEKhám Phá & Trải NghiệmTại sao game thủ thường không quan tâm tới các phần game...

Tại sao game thủ thường không quan tâm tới các phần game trước Persona 3?

Series Persona nói chung là trường hợp khá đặc biệt trong ngành công nghiệp game. Persona vốn là một spin-off của series Shin Megami Tensei cũng do ATLUS phát triển, nhưng không giống như game gốc, Persona lại nhận được sự đón nhận vượt xa cả phần game chính thức. Với những phiên bản đầu tiên được ra mắt, cái tên Persona dần trở thành cái tên lấn át cả series game chính. Đặc biệt là khi, Persona 3 đạt được vô số thành công trên chiếc PSP vào năm 2007, chỉ một năm sau đó, ATLUS thừa thắng xông lên bằng cái tên Persona 4 trên PS2 khiến nó trở thành một trong những tựa game JRPG đáng chơi nhất trên hệ máy này. Sang tới phiên bản thứ 5, có lẽ đây là lúc Persona được nhiều người biết đến nhất với những thành công mà Persona 5/Persona 5 Royal đã đạt được.

Dù tiếp cận được rất nhiều game thủ mới, có thể bạn sẽ muốn đầu với những phần đầu tiên của series, nhưng bạn sẽ chỉ cần bắt đầu từ phần 3 thay vì từ các phần trước đó. Lí do cho điều này là do 2 phần game trước đó thực sự không giống như những gì mà chúng ta được thấy trong Persona 4 hay 5, hay thậm trí là cả 3. Không những không thiết kế theo lối Social Sim / JRPG như hiện tại, mà Persona 1 và 2 là những tựa game JRPG đậm chất cổ điển của thập niên 90.

Những người tiền nhiệm có hướng đi hoàn toàn khác biệt

Nếu tính những phiên bản được đánh số trước đây, thì series Persona sẽ chỉ có 2 phần game mà thôi. Nhưng thực sự Persona 1 không phải là khởi nguồn của series spin-off Persona, mà thay vào đó là cái tên Shin Megami Tensei If được phát hành tại Nhật Bản vào năm 1994. Shin Megami Tensei If mang trong mình rất nhiều thay đổi lớn so với những tựa game Shin Megami Tensei trước đây, và chính những yếu tố đó đã hình thành lên series Persona sau này. Yếu tố khác biệt lớn nhất là ở cốt truyện của If không tập trung vào bối cảnh thế giới xung quanh, mà thay vào đó, game lại tập trung vào khai thác nội tâm của từng nhân vật và đây là tựa game đầu tiên trong series sử dụng bối cảnh học đường. Dẫu vậy, If chỉ tập trung vào cuộc chiến của những học sinh sở hữu năng lực đặc biệt để chống lại quỷ dữ và không hề đề cập tới những vấn đề đời thường như các tựa game hiện tại.

Từng ý tưởng nhỏ đã giúp Katsura Hashino – đạo diễn của Persona 3,4,5 hình thành lên hệ thống Persona. Theo nhà tâm lí học Carl Jung, mỗi người trong chúng ta đều mang lên mình một chiếc mặt nạ nhằm che đi nhân cách thật của mình, và nhân cách đó bao gồm cả mặt tốt và xấu. Những chiếc mặt nạ đó đã tạo lên ý tưởng cho cụm từ “Persona” – một nhân cách khác phản ánh con người thật ở thế giới giả tưởng mang sức mạnh vô cùng lớn. Mặc dù đây là chủ đề mà các tựa game Persona hiện tại đều xoay quanh, nhưng thật đáng buồn, người tiền nhiệm của nó lại không hề sử dụng chủ đề này.

Điều thứ 2 là sự thay đổi của hệ thống Guardian – yếu tố quyết định sự ra đời của Persona. Hệ thống này sẽ có cách tính điểm kinh nghiệm riêng biệt được gọi là Guardian Point, sau mỗi trận chiến, ngoài điểm kinh nghiệm thì nhân vật sẽ nhận được điểm Guardian Point tương ứng. Không chỉ vậy, các Guardian giờ đây sẽ được chỉnh định gán cho từng nhân vật cùng chỉ số bổ trợ khác nhau. Hướng đi ban đầu của IF khá giống với Final Fantasy hay Dragon Quest ở cách vận hành lượt trong trận đấu. Tất cả các kĩ năng hay đòn đánh của người chơi sẽ được thiết lập chỉ trong một lượt duy nhất, sau đó bạn mới có thể bắt đầu ra đòn. Với hệ thống chiến đấu phức tạp và thiếu cân bằng, liệu rằng nó còn thích hợp để chơi ở thời điểm hiện tại?

Dù xuất sắc về lối chơi, nhưng lại khó để thưởng thức

Nối tiếp thành công của Persona 1, ATLUS tiếp tục ra mắt 2 phiên bản Persona 2 dưới cái tên Persona 2: Innocent Sin và Persona 2: Eternal Punishment được phát hành cho PS1 vào năm 1999.  Thật không may, phần game Innocent Sin đã không được ra mắt tại thị trường Bắc Mĩ do có chứa các nội dung liên quan tới Hitler. Điều này khiến ATLUS bắt buộc phải ra mắt phiên bản chính sửa của Persona : Innocent Sin và đem nó lên PSP cùng Eternal Punishment. Nhưng dường như Eternal Punishment lại không được địa phương hóa như chương đầu tiên, nếu bạn không phải là một người am hiểu văn hóa của Nhật Bản thì thực sự sẽ khó để hiểu được trọn vẹn nội dung của chương thứ 2 này. Vì vậy mà nhiều game thủ đã bắt buộc phải chơi phiên bản gốc của chương thứ 2 được ra mắt từ năm 2000 trên hệ máy PS1 thay vì PSP.

Persona 2: Innocent Sin mở đầu bằng hàng loạt các sự kiện quái dị diễn ra xung quanh thành phố, khởi nguồn từ những tin đồn và nhanh chóng lan nhanh đến cac trường học. Các học sinh trong trường truyền tai nhau rằng, có một thế lực có thể biến mọi ước nguyện thành sự thật xuất hiện dưới dạng một tên hề được gọi là Joker. Tuy nhiên, ẩn sâu dưới sức mạnh mà ai cũng mong muốn đó là sự thật khủng khiếp mà tên hề đang cố gắng che dấu. Tatsuya (nhân vật chính) cùng nhóm bạn của mình vô tình bị cuốn theo những sự kiện này và buộc phải tìm câu trả lời cho bí ẩn đó.

Persona 2 đã có nhiều cải tiến so với phần game đầu tiên, đặc biệt là sự phát triển giữa các nhân vật và con người thật của họ – Persona. Dù đã có những thay đổi về cách kể chuyện, nhưng cốt truyện trong Persona 2 lại khá bao quát và không thực sự có chiều sâu như những tựa game hiện tại bởi nội dung mà game muốn truyền đạt là quá lớn.

Câu chuyện trong Persona 2 chủ yếu xoay quanh các tin đồn, và một tin đồn sẽ trở thành sự thật khi có đủ người tin vào chúng. Bạn có thể lan truyền một tin đồn trong quá trình chơi và biến chúng thành sự thật. Nhờ việc này mà thế giới trong Persona 2 khá hỗn loạn bởi những lời đồn đôi khi có nội dung khá phi lí, dẫu vậy đây cũng là một tính năng khá thú vị khi nó cho phép người chơi mở khóa được rất nhiều cửa hàng ẩn nhờ lan truyền tin đồn. Bên cạnh đó, Persona 2 còn giới thiệu đến người chơi cơ chế Fusion Spell, cho phép 2 hoặc nhiều Persona cùng thi triển chiêu thức một lúc. Đối với nhiều game thủ, Persona 2 là một tựa game JRPG mang nhiều điểm sáng tạo.

Khởi đầu hoàn hảo với Persona 3

Nếu bạn muốn một tựa game có lối chơi gần nhất với Persona 4 và 5, thì Persona 3 chính là cái tên phù hợp. Được ra mắt vào năm 2006, Persona 3 đã đem tới một lối chơi hoàn toàn mới và được coi là chuẩn mực của các tựa game Persona sau này. Câu chuyện trong Persona 3 kể về một nhóm học sinh sở hữu năng lực triệu hồi Persona, và họ sử dụng khả năng này để chiến đấu với những quái vật được gọi là Shadow. Khác với những người tiền nhiệm còn đi theo lối thiết kế của Shin Megami Tensei cũ, Persona 3 có lối chơi khá hoàn thiện. Đây là tựa game đầu tiên mang đến cho người chơi yếu tố quản lí thời gian và dating sim. Bên cạnh việc khám phá các dungeon, người chơi phải dành thêm thời gian trong ngày để cải thiện các mối quan hệ quanh mình. Hệ thống này được gọi là Social Link. Các S.Link có tương tác khá chặt chẽ với yếu tố khác trong game, đặc biệt là với S.Link của các thành viên trong tổ đội. Cấp S.Link càng cao, nhân vật đó sẽ được mở khóa thêm nhiều chiêu thức cũng như hiệu ứng có lợi trong trận chiến tương tự như phần 4 và 5. Với lối chơi hấp dẫn cùng cốt truyện cuốn hút, Persona 3 đã nhanh chóng đem tên tuổi của toàn series ra thế giới.

Nếu bạn muốn hiểu hết những gì của Persona, bạn sẽ không cần phải chơi từ tận phần đầu tiên, mà thay vào đó, những yếu tố cơ bản trong Persona 3 sẽ là khởi đầu phù hợp.

5/5 - (87 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN