Thứ Sáu, Tháng Năm 17, 2024
Trang chủGAMEKhám Phá & Trải NghiệmSự sụp đổ của cái tên Cyberpunk 2077

Sự sụp đổ của cái tên Cyberpunk 2077

Sự tham làm và những hứa hẹn viển vông

1 tháng vừa qua là quãng thời gian vô cùng khó khăn đối với CD Projekt Red khi hãng đã phải chịu đựng gạch đá thực sự về việc PR quá đà tựa game của mình cũng như màn ra mắt thảm hại và trục trặc của Cyberpunk 2077 vào ngày 10 tháng 12. Cyberpunk 2077 đã làm “bốc hơi” 1,8 tỷ USD của CD Projekt Red chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. Mặc dù Cyberpunk 2077 được báo cáo là chạy tốt hơn trên PC, nhưng các phiên bản console có chất lượng tệ đến mức Sony phải xóa tựa game này khỏi PlayStation Store của mình.

Nếu bạn đã từng theo dõi buổi công bố đầy ấn tượng của Cyberpunk 2077, CD Projekt đã hứa hẹn những tính năng vô cùng thú vị như tùy chỉnh xe theo ý muốn, các NPC có phản ứng tự nhiên hơn, game sẽ có những phân đoạn góc nhìn thứ 3 .v.v.v

Đó chính là nguyên nhận cho sự việc CD Projekt Red còn có thể phải đối mặt với vụ kiện từ các nhà đầu tư cũng như từ cộng đồng game thủ vì quảng cáo sai sự thật về Cyberpunk 2077 vì “lợi ích tài chính”. Điều này có nghĩa là hãng game đã phá vỡ quy tắc của SEC về việc lừa dối một người hoặc nhiều người trong các giao dịch hợp pháp. Theo tờ báo The New York Times, báo cáo rằng một luật sư Warsaw và một nhà đầu tư của CD Projekt Red đang làm việc để chuẩn bị cho một vụ kiện tập thể sau khi CD Projekt Red với cáo buộc nhà phát triển này “quảng cáo sai sự thật nhằm thu được lợi ích tài chính.” Trong khi đó, các công ty luật khác, có trụ sở ở cả Ba Lan và New York, cáo buộc rằng CD Projekt Red cố tình đánh lừa người tiêu dùng và nhà phân phối về khả năng có thể chơi được của Cyberpunk 2077 trên các hệ máy console cũ.

Deadline ngắn cùng những thay đổi vào phút chót

Jason Schreier, một nhà báo đến từ Bloomberg, đã có một cuộc điều tra trong nội bộ nhân viên CD Project về vấn đề rằng “Liệu họ có đã biết trước ngày ra mắt thảm họa này?”. Qua đó, cuộc phỏng vấn đem đến một kết quả bất ngờ khi bác bỏ hoàn toàn lời xin lỗi hồi đầu tuần của nhà đồng sáng lập CD Projekt khi cho rằng Studio cũng hoang mang và không biết trước các lỗi bug, lỗi không hoạt động trên Console thế hệ cũ.

Bài phỏng vấn này, Schreier đã hỏi hơn 20 nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của CD Projekt. Nguyên nhân lớn nhất có thể kể ra đó chính là do tình hình dịch bệnh COVID-19 phức tạp mà phần lớn đều phải làm việc ở nhà, điều đó vô hình chung tạo nên bức tường giữa các nhân viên và Cyberpunk 2077, ví dụ như họ đã không thể “cùng” làm việc trên bộ kit phát triển thử nghiệm Console,… Và các lỗi Bugs trong game khiến họ không ngạc nhiên vì chính họ đã gặp rất nhiều lỗi trong quá trình sản xuất game “tại nhà”, tuy nhiên vấn đề lớn nhất đó chính là đến từ CD Projekt.

Khi ngày phát hành đang dần tới, tất cả mọi người tại Studio đều biết rằng họ cần thêm thời gian và rơi vào trạng thái “dồn nén” vì những khó khăn không thể nào giải quyết trong một quỹ thời gian ngắn như vậy. Dù trò chơi đã delay thời gian ra mắt, nhưng những lập trình viên đã cố gắng sửa chữa trong “vô vọng” và “vắt kiệt sức mình” nhưng hiệu quả thì chúng ta đã biết.

Nhắc tới việc “vắt kiệt sức mình”, trong bài báo cáo, các nhân viên cũng đề cập tới họ bị Studio thúc ép làm việc “thêm giờ” nhưng không có đảm bảo mức lương bổ sung. Họ cho biết có những ngày họ lam việc hơn 13 tiếng một ngày, có khi nhiều hơn và liên tục 5 ngày trong tuần, một vài người trong số họ đã “tan vỡ” gia đình vì sự tăng ca vô lý này.

Kết thúc bài báo cáo, Schreier cho biết một vài cựu nhân viên tỏ ra bức xúc vì định hướng của CD Projekt, khi cố gắng tạo nên một game mà tổng hợp các yếu tố nhập vai và thế giới mở, định hướng như GTA nhưng không có gì ra hồn, thậm chí Studio còn đưa ra nhiều thử thách vô cùng bất hợp lý như yêu cầu nhân viên tạo ra một Engine mới song song với việc tạo ra game trên Engine hiện có,…

Sự sụp đổ của một thương hiệu

Sau màn ra mắt nhận đầy gạch đá từ phía cộng đồng game thủ, CD Projekt Red tiếp tục tung ra lời xin lỗi mà chúng ta đã quá quen thuộc với mỗi lần trì hoãn game. Nhưng liệu chúng ta có thể tin tưởng họ với cách mà ban lãnh đạo phá hỏng tựa game bằng lòng tham của mình. Sự việc còn dẫn đến sự giận dữ của đội ngũ phát triển về deadline không khả thi từ cấp trên đặt ra cũng như việc họ vẽ ra tựa game trong mắt người chơi hoàn toàn không chính xác.

Điều này vô hình chung dẫn tới sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của công ty trong lòng cộng đồng game thủ. Cyberpunk 2077 đã có tới 3 lần trì hoãn để cải thiện chất lượng, nhưng có lẽ chừng đó là không đủ với một tựa game rộng lớn và đầy tham vọng. Những người lãnh đạo của CD Projekt Red đáng lẽ không nên tựa đặt ra một đích đến thiếu thực tế để rồi phải nhận cái giá khá đắt.

Có thể bạn không biết, Cyberpunk 2077 được nhá hàng lần đầu tiên vào năm 2013 nhưng tới tận 2016, game mới bắt đầu rục rịch vào giai đoạn phát triển đầu tiên. Chừng ấy thời gian là bao nhiêu công sức và những giờ làm thêm của đội ngũ phát triển đã bị giết chết bởi lòng tham của ông chủ. Mong rằng điều này sẽ không xảy ra thêm bất kì lần nào nữa khi cả The Witcher và Cyberpunk 2077 đều bị chính những nguyên nhân này tác động, nhưng đáng tiếc là Cyberpunk 2077 lại không may mắn như The Witcher 3.

Sự ra mắt thảm hại của Cyberpunk 2077 sẽ mãi mãi mang tiếng xấu trong lịch sử game, nhưng nó cũng hy vọng sẽ là một câu chuyện cảnh báo cho các hãng game AAA khác. Cho dù danh tiếng của một nhà phát triển game có cao đến đâu đi chăng nữa, thì sự hống hách vẫn có thể dẫn đến một cú ngã đau đớn với cả nhà phát triển lẫn cộng đồng game thủ.

4.4/5 - (75 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN