Dù khi bước ra khỏi rạp, khán giả không khỏi choáng ngợp về những cảm xúc mà Avengers: Endgame mang lại, nhưng nếu ngẫm lại toàn bộ phim thì không ít người sẽ thấy hoang mang và bối rối về nguyên lý du hành thời gian của phim, nhất là khi Bruce “The Hulk” Banner giải thích về nguyên lý này nhanh như chớp. Thêm những lời giải thích của The Ancient One và kết thúc của Captain America cũng không khiến mọi thứ rõ ràng hơn lắm. Bài viết này sẽ giải thích nguyên lý mà phim đã sử dụng. *Cảnh báo: bài viết có spoil nội dung phim, hãy cân nhắc trước khi đọc.
CẢNH BÁO LẦN 2! ĐỌC TIẾP LÀ KHÔNG TRÁCH NGƯỜI VIẾT NHA!
Ok, mình sẽ nói trước một vài ý sau để mở bài:
– Hiệu ứng cánh bướm (butterfly effects) không áp dụng cho Endgame, nên những câu hỏi như: “Nebula hiện tại giết Nebula quá khứ rồi thì cả hai phải cùng chết chứ?”, “Lấy mấy viên đá ở quá khứ rồi thì Thanos làm sao có găng tay được nữa?” LÀ SAI HẾT NHA.
– Nghịch lý ông nội (grandfather paradox) cũng không áp dụng cho phim này, là gì thì dưới hình có giải thích.
Rồi dô!
Mục lục
1. Không phải là “quay về quá khứ”, mà là “đi tới quá khứ”.
Endgame xoay quanh xoay quanh câu chuyện nhóm Avengers phải tìm cách lật ngược cú búng tay của Thanos 5 năm trước từ Infinity War. Sau khi Thanos đã phá hủy tất cả những viên đá, phương án duy nhất cho những người anh hùng của chúng ta chính là quay trở về quá khứ để lấy những viên đá và tạo ra một Găng tay vô cực mới thông qua lượng tử giới (nhờ gợi ý của Người Kiến Scott Lang).
Nếu bạn là fan của dòng phim du hành thời gian với những phim như Back To The Future, Harry Potter & The Prisoner of Azkaban, X-Men: Days of The Future Past, bạn sẽ cảm thấy kế hoạch này có gì đó “kì kì” ngay. Theo nguyên lý của những phim trước đó, nếu quay trở về quá khứ và lấy viên đá, tức là Thanos trong quá khứ sẽ không thể thu thập được đủ 6 viên trong Infinity War, vậy thì cũng không có sự kiện trong Endgame. Mà nếu không có Endgame, làm sao các anh hùng trở về quá khứ?
Ngay cả vài anh hùng như Rhodey cũng đặt câu hỏi, nếu họ có thể du hành thời gian, tại sao không trở về thời điểm lúc Thanos được sinh ra và giết Thanos? Như vậy chẳng phải dễ dàng hơn sao? Vì chính X-Men: Days Of The Future Past cũng đã làm cách này và cứu hết tất cả những ai đã chết trong tương lai.
Thật ra khái niệm thời gian của Endgame khá phức tạp và không giống những phim kế nhiệm trước đó. Trong phim, một người không thể thay đổi hiện tại bằng cách thay đổi quá khứ. Theo cách giải thích rất ư là “dễ hiểu” của giáo sư Hulk thì “khi cậu quay về quá khứ, hiện tại của cậu trở thành quá khứ của cậu, và quá khứ mà cậu trở về lại đang là tương lai của cậu”. Dễ hiểu nhất, khái niệm thời gian của Marvel là một đường thẳng tuyến tính, mà chúng ta gọi là “timeline” (dòng thời gian). Hãy nhìn hình ảnh dưới đây của mình.
Tại sao chúng ta thấy khái niệm “du hành thời gian” này của Endgame bị khó hiểu và nhiều khúc mắc? Chúng ta đặt hàng ngàn câu hỏi về “butterfly effect”? Bởi vì chúng ta đã theo quán tính kết luận nó là một đường cong bẻ ngược, nhưng thật ra nó đi theo một đường thẳng.
Lấy ví dụ. Nếu một người dùng máy thời gian quay về thời điểm 10 giờ sáng ngày hôm qua, thì theo quán tính, chúng ta sẽ nghĩ người đó bẻ cong dòng thời gian và quay trở về một điểm, một mốc đã xảy ra. Nhưng chúng ta quên mất rằng, nếu lấy người đó là điểm mốc, người đó vẫn đang sống tiếp cuộc đời và “dòng thời gian” của mình. Nghĩa là dù người đó đang ở thời điểm 10 giờ sáng ngày hôm qua đi chăng nữa, nếu được hỏi “cách đây 10 phút cậu làm gì?”, thì người đó sẽ trả lời “tôi đang chuẩn bị bước lên máy thời gian để về đây”.
Từ đây chúng ta có thể thấy, khi du hành thời gian, thì thực tại của một người trở thành quá khứ của người đó, còn cái mà họ nghĩ là “trở về” quá khứ, thật ra lại chính là tương lai đang tiếp diễn theo một đường thẳng, và chuyện quay về quá khứ là một phần của đường thẳng đó chứ không hề bị bẻ cong lại. Để dễ hiểu nhất, các Avengers không “trở về quá khứ” mà là “đi tới quá khứ”. Vậy nên nếu họ có thay đổi gì đi chăng nữa, nó cũng sẽ chỉ tao ra nhiều tương lai khác của cái điểm họ đến, chứ không thể thay đổi cái quá khứ mà họ đã trải qua rồi.
2. Không phải “time travel” mà là “timeline travel”
Hành trình của nhóm được tóm tắt như sau:
Đường hầm lượng tử của Antman và thiết bị GPS không – thời gian của Tony không đơn thuần là đưa các nhân vật quay trở về quá khứ, mà nó là một “mỏ neo” để họ có thể quay trở về dòng thời gian (timeline) của mình. Vì vậy, sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta nói Endgame là một phim du hành “dòng thời gian”, thay vì là “thời gian”. Nghĩa làm hãy xem điểm đi và điểm đến của họ là một “nơi chốn”, thay vì là một “mốc thời gian”.
Như Thượng Cổ Nhân (The Ancient One) giải thích, 6 viên đá vô cực là một phần của một thực tại, giữ cho mọi thứ đi đúng với những gì sẽ xảy ra, một đường thẳng nối dài, nhưng nếu họ lấy viên đá ra khỏi thực tại đó (hay bất kì thứ gì quan trọng cỡ viên đá, như cây Mjolnir), ở một thời điểm nhất định, dòng thời gian đó sẽ bị thay đổi theo một nhánh khác, một khả năng khác. Ví dụ như với The Ancient One, nếu không có Time Stone, dòng thời gian New York 2012 có lẽ sẽ bị Dormammu tấn công vào năm 2016 và Dr. Strange sẽ không còn cách nào bảo vệ thế giới nếu Time Stone đã bị mất. Nếu theo nguyên lý của những phim như Back To The Future, lấy đi Time Stone nghĩa là khi các Avengers trở về năm 2023, thế giới đã bị diệt vong bởi Dormammu?
Sai. Vì khi họ trở về 2023, đó là năm 2023 trong timeline gốc của họ, timeline 22 bộ phim MCU. Còn cái tương lai thế giới bị diệt vong bởi Dormammu vì Hulk đã lấy viên Time Stone, đó là tương lai riêng của timeline đó. Nhờ có thiết bị của Tony, họ quay trở về đúng dòng thời gian của mình, nhấn mạnh là DÒNG THỜI GIAN, vì tưởng tượng nếu chỉ du hành đến tương lai tiếp diễn của New York năm 2012 đã bị lấy mất Time Stone, chúng ta sẽ có một tương lai trái đất bị Dormammu xâm lăng, Loki thì giữ viên Space Stone đâu đó và Thanos chả bao giờ hoành thành được Găng tay vô cực.
Do đó, phải trả đá về liền ngay tích tắc sau khi chúng được “mượn”.
3. Chuyện gì đã xảy ra với Captain America ở cuối phim?
– ”Khi anh trở về quá khứ, hiện tại của anh trở thành quá khứ, và quá khứ đó trở thành tương lai của anh”
– Lúc Thanos nhìn thấy tương lai của mình qua bộ nhớ của Nebula, Thanos đã nói với Gamora: “I WON”, không phải là “I WILL WIN”
– Thời gian trong lượng tử giới rất khác với ở ngoài.
Từ những điểm trên, mình sẽ phân tích chuyện Cap già đi ở cuối phim qua sơ đồ sau:
Khi đứng vào cổng đường hầm, Cap cầm the case có 6 viên đá vô cực, và cây Mjolnir, nhiệm vụ là đặt từng viên đá về từng thời điểm nó đã bị lấy, cả cây Mjolnir luôn (vì nếu ko có cây Mjolnir, timeline 2013 có lẽ đã tiêu tùng vị tụi Dark Elves của Malekith). Nếu mọi thứ diễn ra suôn sẻ chúng ta sẽ có cảnh là: Ancient One vừa đưa Hulk viên Time Stone, quay lưng lại sau 5s sẽ thấy Cap tới trả lại viên đá. Bà ta sẽ nói: “Ồ, vậy là các cậu đã sống sót”. Tương tự, Cap chỉ cần quay lại ngay lúc ông Cap 2012 chổng mông American ass lên trời rồi đặt lại cây trượng kế bên. So on and so on…
Song song đó, Banner bảo sẽ mang Cap trở về sau 5s. Nhưng sau 5s khi bấm, máy không hoạt động, Cap không trở về. Chuyện gì đã xảy ra?
Sau khi đặt xong 5 viên đá và cây Mjolnir về đúng chỗ đúng timeline, Cap đã quay trở về năm 1970 để đặt viên Space Stone lại. Lúc đó Cap đã nghĩ:”sao mình không sống ở đây nhỉ?” Vậy là Cap đã jump thêm một lần nữa, tới năm 1945, tắt thiết bị GPS của mình, đó là lý do vì sao Banner không thể đưa Cap về được.
Đúng, Cap đã có một cuộc sống mới ở timeline đó, tạo ra một alternate reality mới, một reality mà có lẽ Cap đã cứu được Bucky, cứu được bố mẹ Tony, gặp lại, khiêu vũ và cưới Peggy, sống tầm 60 năm, tới lúc mà thực tại đó đã tìm ra Captain America của họ dưới lớp băng, và Peggy có lẽ cũng đã qua đời, Cap mới dung hạt pym và đường hầm lượng tử để trở về timeline MCU gốc, ngồi trên băng ghế đó, và trao lại cái khiên cho Sam.
Vậy suy ra, timeline năm 1970 mà Cap tới, đã trở thành tương lai của Cap, đúng với nguyên lý Banner đưa ra từ đầu. Cap chọn sống tiếp cuộc đời của mình ở một thời gian trong quá khứ, theo đường thẳng, chứ không phải quay ngược về.
Xét về insight của nhà làm phim nhé, chúng ta đưa ra câu hỏi: làm cách nào để cho Captain America được nghỉ hưu đường đường chính chính trong khi anh ta vẫn còn quá trẻ? Nếu để anh ta nghỉ hưu như vậy sẽ tạo lỗ hổng cho những phim tiếp theo, khán giả sẽ luôn đòi hỏi Cap phải có mặt trong mọi sự kiện hay mọi cuộc chiến chống những mối hiểm họa tiếp theo (vì anh ta còn trẻ mà!!!).
Vậy thì cũng từ insight này, dẫn đến câu hỏi: “làm sao để Cap có một cuộc sống viên mãn, trọn vẹn, lại có thể già đi để không còn phải dính líu gì đến tương lai MCU nữa?
Câu trả lời là: cho Cap có một cuộc sống mà anh xứng đáng có được ở một thực tại khác, đủ lâu để khiến anh già đi, nhưng ở thực tại chúng ta, mọi thứ chỉ mất có 5s.
“Tôi chưa sẵn sàng để đối diện với một thế giới không có Captain America” – Sam nói.
Đối với mình, đây là cách thông minh nhất của MCU để kết thúc câu chuyện của Cap thật trọn vẹn.
Cảm ơn các bạn đã tốn thời gian đọc cái note dài hơi này của mình. Tất cả những gì mình viết là dựa trên kiến thức cá nhân đúc kết được từ phim, có kèm research, không phải thông tin chính thức từ nhà sản xuất hay Disney Marvel. Nếu có gì sai, các bạn cứ tự nhiên bàn luận, còn nếu thấy đúng, hãy share và ủng hộ mình nhé!