Sống Sót (The One) sẽ hay hơn nếu chỉ tập trung vào một tuyến truyện. Được quảng bá là một phim sinh tồn, bộ phim đáng lẽ nên tô đậm khía cạnh ấy. Còn lại, Sống Sót là nạn nhân của hoàn cảnh nhiều hơn.

 

Dựa trên sự kiện có thật xảu ra tại Liêng bang Soviet vào năm 1981, Larisa Savitskaya, một sinh viên ngoài 20 cùng chồng mới cưới trở về từ chuyến trăng mật họ đã mong thực hiện từ lâu. Nhưng chiếc máy bay chở 2 người bất ngờ va chạm với với một chiếc máy bau quân sự, khiến nó rơi xuống từ độ cao 5000 mét cách mặt đất. Larissa là người duy nhất sống sót sau tai nạn, nhưng đó chỉ là khởi đầu. Giờ cô phải tìm cách được giải cứu giữa cánh rừng Taiga rộng lớn. Bên kia, chính phủ lo giấu nhẹm sự việc hơn là tìm người sống sót.

Sống Sót có bối cảnh không thể phù hợp hơn để trở thành một phim sinh tồn đáng nhớ. Sống sót sau một vụ máy bay rời đã là phép màu hiếm thấy. Nhìn từ đâu cũng thấy bộ phim có nhiều chỗ để sáng tạo và làm một câu chuyện kịch tính một cách dễ dàng. Trong đoạn đầu, nó dường như đã đạt được mục tiêu đó. Bộ phim mở đầu với phân cảnh máy bay rơi khiến người xem cảm nhận được tính cấp bách và khốc liệt của phân cảnh. Điều xảy đến kế đó khiến người ta ngạc nhiên khi họ được dẫn dắt về quá khứ của Larisa, cụ thể là 1 năm trước khi cô lên chuyến bay định mệnh cùng chồng.

Thật ra, đó là một lối dẫn truyện khá thông minh và cổ điển. Bằng cách để các dòng thời gian song song nhau, Sống Sót có thể khiến nhân vật chính nổi bật, cũng như làm giàu lớp lang của cô. Cuộc sống dung dị và chính người chồng Vladimir đã trở thành động lực cho Larisa tiếp tục nghị lực để sinh tồn. Đó là những gì mà phim muốn truyền tải. Đó sức mạnh tiềm ẩn trong cô. Sống Sót đã làm điều đó khá hay khi đặt người xem vào góc nhìn của nữ chính và tầm mắt của cô hướng về Vladimir khi gặp phải những vấn đề ở nơi hoang dã. Những phân cảnh như vậy thể hiện sự gắn kết của cô và chồng, đồng thời dẫn dắt người xem vào quá trình sinh tồn – điểm mấu chốt khiến Sống Sót trở nên lôi cuốn.

Song, điểm nổi bật nhất phim lại phải cạnh tranh với 2 tuyến truyện khác với điểm giao thoa là chiếc máy bay bị rơi. Một bên là Larisa đang cố gắng sống, còn tuyến truyện bên kia là chính phủ Soviet đang tìm cách giấu diếm vụ tai nạn và ngầm điều tra nguyên nhân. Đây không những là hai tuyến truyện có tính chất khác nhau, mà chúng còn không thể tồn tại một cách hài hòa. Đó là tín hiệu xấu cho Sống Sót.

Mặc dù người xem có thể đoán được đến một lúc nào đó, hai tuyến truyện này sẽ hội tụ, nhưng trước khi điều đó diễn ra, chúng đã trở nên mâu thuẫn theo cách không ngờ đến. Mỗi khi Sống Sót chuyển cảnh, từ cuộc sinh tồn sang cuộc điều tra, mọi thứ dường như chững lại và chờ đợi cho đến cảnh kế tiếp. Mọi cảm xúc bỗng chốc bị tụt thảm hại, hai thể loại chuyển qua lại không hề nhịp nhàng một chút nào.

Rõ ràng là tuyến truyện của Larisa cần đầu tư hơn, nhưng nó đã bị cắt ngắn vì có thêm một cuộc điều tra của chính quyền. Vì thế mà Sống Sót cũng bị giảm tính kịch tính. Cuộc điều tra không plot-twist, quá chung chung, không uẩn khúc, và không được khai thác hiệu quả đã ngăn cản Sống Sót trở nên ly kỳ hơn.

Điều còn sót lại là cảm giác chán chường. Được cái, chuyện tình của Larsa và Vladimir vẫn níu kéo được một chút mạch cảm xúc. Nó đặc biệt khiến cái kết thêm một tầng buồn bã. Nhưng mọi thứ chỉ đi đến đó mà thôi. Hai tuyến truyện làm kịch bản dày lên, nhưng không thể làm phim thêm lôi cuốn. Sống Sót đã quá ôm đồm. Phim đáng ra chỉ cần 1 tuyến chính, tập trung vào đó và làm thật hay.

Hoàn cảnh có lẽ không đứng về phía Sống Sót. Người viết hiểu sự cần thiết của việc lồng tiếng khi phim phải đi qua những thị trường quốc tế. Bộ phim hoàn toàn nói tiếng Nga, một ngôn ngữ không thông dụng bằng tiếng Anh. Nhưng đôi khi, việc giữ lại ngôn ngữ gốc là một quyết định chất lượng của phim. Sống Sót đến Việt Nam trong bảng lồng tiếng tiếng Anh và nó đã hủy hoại công sức của diễn viên trong phim. Đó là một trải nghiệm kỳ quặc đến từ phía người viết, khi chứng kiến lời thoại không hề khớp với biểu cảm của diễn viên. Một lần nữa, Sống Sót trở nên quái lạ theo một cách không hay chút nào. Bảng lồng tiếng thật sự kéo lùi chất lượng của phim.

Tóm lại là Sống Sót có khi không thể “sống” trong lòng người xem với kịch bản ở mức trung bình và dưới trung bình với màn lồng tiếng thảm họa. Gía mà nhà sản xuất có thể bớt ôm đồm, còn phim có thể lấy lại phần âm thanh gốc của nó, Sống Sót có thể đã an phận ở mức không tệ.