Ông Kẹ (The Boogeyman) cải biên từ một truyện ngắn ra mắt trong những năm 1970 của “ông hoàng kinh dị” Stephen King. Câu chuyện xoay quanh bác sĩ tâm thần Will Harper (Chris Messina) cùng hai cô con gái tuổi teen của ông, Sadie (Sophie Thatcher) và Sawyer (Vivien Lyra Blair). Cái chết của mẹ khiến Sadie phải vật lộn ở trường còn Sawyer chịu đựng những cơn ác mộng về đêm. Will không thể vượt qua nỗi đau mất vợ cho đến khi gặp người đàn ông lạ mặt Lester (David Dastmalchian). Gã bước vào văn phòng của Will và tuyên bố rằng một thực thể siêu nhiên đã hủy hoại ba đứa con của gã.
The Boogeyman mở đầu với hình ảnh ngôi nhà ọp ẹp của gia đình Harpers. Sau khi chia sẻ một câu chuyện khủng khiếp về cái chết của những đứa con mình cùng nghi vấn về một con quái vật đáng sợ với Will, Lester lẻn treo cổ trong phòng nghệ thuật của gia đình Harpers, đem con quái vật vào nhà của họ.
Việc Lester tự tử chỉ là một cái chết khác trong thế giới toàn những mất mát của nhà Harpers. Nó tương tự với sự ra đi của vợ Will. Anh thường xuyên lẩn tránh nỗi đau này. Theo cả cách nói và nghĩa đen, Sadie và Sawyer hoàn toàn bị bỏ lại một mình trong bóng tối.
Sadie là một bé gái cô độc dễ bị tổn thương. Cô mặc một trong những chiếc váy của mẹ đến trường và bị kẻ bắt nạt đổ thức ăn lên đó. Sawyer thì nhút nhát đến mức ngủ với một quả cầu ánh sáng khổng lồ. Cả hai đều chỉ muốn tìm sự bình yên trong nội tâm. Mong ước của họ bị sụp đổ bởi những tiếng động mạnh vào ban đêm ở cánh cửa tủ quần áo.
Có nhiều rung cảm hồi hộp, căng thẳng khi Ông Kẹ nhấn mạnh các yếu tố kinh dị với công thức quen thuộc: những nỗi sợ hãi chủ yếu dựa vào âm thanh hỗn hợp, báo động giả và những đứa trẻ luôn gặp nguy hiểm.
Trong nửa đầu của bộ phim, khuôn mẫu ấy tạo ra một bầu không khí khó chịu. Việc sử dụng ánh sáng và âm thanh là khía cạnh thông minh nhất của nhà sản xuất. Chẳng hạn như cảnh Sawyer ném quả cầu ánh sáng vào một nơi vô định ở hành lang và cô hy vọng rằng cô nghĩ sai về những gì ở thế giới bên kia.
Các cuộc nói chuyện về việc Boogeyman ghét ánh sáng như thế nào bỏ qua sự tiện dụng mà đèn pin điện thoại di động có thể cản trở sinh vật để khiến mọi tình tiết logic hơn. Điểm thiếu sót này khiến nỗi kinh hoàng của con quái vật gây ra bị giảm sút chất lượng. Nói theo cách nói của Stephen King, Pennywise trong It đáng sợ hơn nhiều khi nó hóa thân một chú hề ở nơi nào đó xa với lũ trẻ hơn là một con nhện khổng lồ ở gần sát bên.
Ông Kẹ nhiều lần sử dụng những pha hù dọa trực diện (Jump-scare), vốn là chiêu thức xuất hiện trong nhiều tác phẩm kinh dị. Nó góp phần tạo ra hình thức “chuyện kể trước khi đi ngủ” của mỗi đứa trẻ và tạo nên một đêm kinh hoàng.
Thực thể Boogeyman là phép lai giữa loài côn trùng nhanh nhẹn và một con người hốc hác với hai hốc mắt trũng sâu. Thiết kế sinh vật càng trở nên quan trọng khi khuếch đại cảm giác trống rỗng kỳ lạ trong cấu trúc căn nhà Harper, nơi không ai ở bên ngoài có thể nghe thấy điều gì. Đạo diễn Rob Savage sử dụng bóng tối để giảm thiểu những cảnh cận con quái vật không hoàn hảo này, tăng lên độ ma quái.
David Dastmalchian tận dụng tối đa một vài khoảnh khắc hiếm hoi khi hóa thân thành Lester Billings, một nhân vật bi kịch u ám. Điều tương tự cũng xảy ra với Marin Ireland với tư cách là tín đồ của Boogeyman. Cô ta là tín đồ trung thành, người mà Sadie bé bỏng thường tìm đến để xin lời khuyên. Sophie Thatcher và Vivien Lyra Blair rõ ràng là những ngôi sao của The Boogeyman, khi cặp chị em cùng chung tay giúp cho hồi kết nổi lửa mãnh liệt.
Tóm lạ, bộ phim truyền thuyết đô thị hiện đại (urban legend) này hầu như không miêu tả lịch sử bị ma ám của những căn hộ – một nội dung đáng chú ý cho những tác phẩm mang hơi hướm kinh dị kiểu gia đình. Tuy nhiên, người xem có quyền hài lòng với Ông Kẹ sau khi bước ra khỏi rạp nhờ khả năng kể chuyện tài tình của đạo diễn cùng nội dung lớp lang được trích ra từ nguyên tác của Stephen King.
Ông Kẹ công chiếu trên Toàn Quốc từ ngày 2/6/2023.
Theo: Dienanh.net