Thứ Bảy, Tháng Bảy 27, 2024
Trang chủGAMEKhám Phá & Trải NghiệmNhững điều có thể bạn chưa biết về Persona 5/ Persona 5...

Những điều có thể bạn chưa biết về Persona 5/ Persona 5 Royal (P.1)

Nếu là fan của thể loại RPG, chắc hẳn bạn cũng không quá lạ lẫm gì với cái tên Persona. Dù ban đầu là một spin-off được tách ra từ Shin Megami Tensei, nhưng Persona đã sớm khẳng định được sức hút vượt xa cả series chính bản. Do Persona 2 được tách ra làm 2 phần game, nên tính đến thời điểm hiện tại, series này đã có cho mình 6 phiên bản lớn cùng nhiều các tựa game ăn theo khác nhau. Trong số đó, Persona 5 là tựa game thành công nhất của cả series với 4.6 triệu bản bán ra trên toàn cầu.
Nhưng trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ không bàn về doanh số bán hàng hay thành công của tựa game này, mà thay vào đó, hãy trang bị cho mình Persona mạnh nhất và chuẩn bị gỡ bỏ xiềng xích, bởi chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin thú vị về tựa game được coi là trò chơi nhập vai hay nhất thời đại này nhé!

Persona 5 là một tựa game turn-based RPG đến từ đất nước mặt trời mọc được ATLUS phát hành vào năm 2016. Game đưa người chơi theo chân một học sinh trung học được biết đến với mật danh Joker chuyển đến Tokyo sau khi cố gắng giúp đỡ một người phụ nữ bị quấy rối bởi người đàn ông lạ mặt. Anh bị vu oan và truy tố vì cố tình gây thương tích cho gã đàn ông kia. Trong suốt một năm học, anh và các học sinh khác thức tỉnh sức mạnh điều khiển Persona, lập thành một nhóm được gọi là Phantom Thieves of Hearts. Họ khám phá Metaverse, một cõi siêu nhiên được sinh ra từ những ham muốn tiềm thức của loài người, để đánh cắp ý định xấu xa từ trái tim của người lớn.

Game lần đầu tiên được giới thiệu tại Sự đặc biệt do ATLUS tổ chức vào tháng 11 năm 2013. Phần lớn thời lượng của buổi sự kiện đều nói về phần spin-off mới nhất của Persona 4, nhưng bất ngờ lại được dành đến cuối cùng khi ATLUS trình chiếu một đoạn teaser đầy bí ẩn hé lộ về Persona 5.
Game ban đầu được dự kiến sẽ ra mắt cho hệ máy PS3 vào mùa đông năm 2014. Nhưng sau đó đã bị delay tới tận 2016 do các hình ảnh 2D trong game phải vẽ lại hoàn toàn. Đó cũng là lí do khiến game trông rất khác với trailer công bố đầu tiên. Nhưng cuối cùng, ATLUS đã không để sự chờ đợi của game thủ là vô ích.

Persona 5 cũng đem đội ngũ đã góp phần tạo nên thành công của các phần game trước đây quay trở lại, dẫn đầu là đạo diễn kiêm nhà sản xuất trò chơi Katsura Hashino. Ông cũng là người đã chỉ đạo Persona 3,4 và nhiều tựa game nằm trong franchise Shin Megami Tensei. Hashino muốn tạo ra một cốt truyện xoay quanh việc đạt được tự do khỏi những hạn chế của xã hội hiện đại và tiểu thuyết picaresque chính là nguồn cảm hứng giúp ông hoàn thành Persona 5.

Cùng với Hashino, đội ngũ nhân viên từ các trò chơi Persona trước đó bao gồm Soejima Shigenori cũng tham gia vào phần thiết kế nhân vật và chọn màu đỏ làm tông màu chủ đạo cho phần game thứ 5. Đây cũng là một chi tiết khá thú vị khi mỗi phần game đều có một màu sắc chủ đạo đặc trưng, như phần 3 là màu xanh dương và 4 là màu vàng. Nói về màu sắc, có lẽ mình sẽ tách nó ra thành một bài viết riêng biệt trong tương lai (và nếu các bạn hứng thú với nó thì đừng quên bình luận để mình có thể thực hiện bài viết đó nhé!)

Cái tên cuối cùng là nhạc sĩ Shoji Meguro – cha đẻ của những bạn nhạc mà bạn sẽ replay lại rất nhiều lần sau khi chơi Persona. Không thể phủ nhận rằng chất lượng các bản soundtrack của game được chăm chút vô cùng kĩ lưỡng. Nếu bạn tinh ý một chút, chắc chắn bạn sẽ nhận ra điểm tương đồng giữa Persona 5 và Lupin khi cả 2 đều sử dụng những bản nhạc Jazz làm nhạc nền chủ đạo. Đơn giản là vì chúng rất phù hợp với những bộ phim xoay quanh chủ đề “đạo chích”.

Persona 5 chính thức đi vào giai đoạn phát triển vào năm 2012, ngay khi tựa game Catherine vừa được ra mắt. Họ đã sử dụng một engine mới cho Persona 5 dựa vào những thiết kế trước đó của Catherine. Engine mới đã giúp đội ngũ phát triển dễ dàng đem những ý tưởng mà trước đó không thể thực hiện vào Persona 5, nhưng chính điều này cũng đã ngốn không ít thời gian của nhóm vì vừa phải chuyển engine đồng thời thiết kế lại toàn bộ các hình ảnh 2D của game.

Game sở hữu dàn nhân vật chính lên tới con số 9 và 10 ở phiên bản Royal bao gồm Nhân vật chính (Joker), Ryuji Sakamoto, Morgana, Ann Takamaki và các nhân vật còn lại mình sẽ để các bạn tự khám phá, tránh trường hợp spoil làm ảnh hưởng đến trải nghiệm game. Tin mình đi, đây thực sự là một tựa game đáng trải nghiệm!

Giống với các tựa game Persona trước đây, nhân vật mà người chơi vào vai sẽ là thủ lĩnh của cả nhóm mặc dù anh ta thường nói khá ít. Điểm khác biệt ở phần thứ 5 này là ở dàn nhân chính, khi giờ đây họ sẽ có nhiều đất diễn và chủ động hơn trong cốt truyện thay vì chỉ phụ thuộc vào nhân vật mà người chơi điều khiển.

Cuộc hành trình thay đổi trái tim của họ bắt đầu khi Joker và Ryuji khám phá ra một không gian siêu nhiên được gọi là Metaverse thông qua một ứng dụng kỳ lạ trên điện thoại. Trong Metaverse, những người ham muốn to lớn tạo thành “Palace” độc nhất của riêng họ, chúng được mô phỏng theo nhận thức lệch lạc của họ về thế giới.
Điểm thú vị là các Palace trong game đều được thiết kế theo những nơi thường bị trộm trong phim, ví dụ như bảo tàng, lăng mộ, và ngân hàng…

Khi nhóm Phantom Thieves tiến vào Metaverse, quần áo của họ sẽ thay đổi cùng chiếc mặt nạ tượng trưng cho tính cách và đặc điểm của Persona mà họ sở hữu. Đây cũng chính là ý tưởng được lấy từ học thuyết của nhà tâm lý học Carl Jung về thuyết mặt nạ.


Từ phần game thứ 3 trở đi, việc xây dựng mối quan hệ giữa các nhân vật đã trở thành tính năng cốt yếu mà bất kì tựa game nào sau này cũng sở hữu. Chức năng này được gọi là Social Links cho cả 2 phần game là 3 và 4, nhưng sang đến phiên bản thứ 5 đã được đổi thành Confidant. 


Tăng cấp Confidant sẽ giúp người chơi nhận thêm nhiều phần thưởng, ví dụ như mở khóa chức năng dung hợp ra các Persona mạnh hoặc nhận thêm kĩ năng có lợi trong trận đấu. Persona 5 là tựa game đầu tiên thêm không bó buộc Confidant với những phần thưởng liên quan tới việc đi dungeon, khi người chơi giờ đây còn có thể tiết kiệm thời gian trong một ngày, mua vật phẩm giá rẻ, mở khóa shop bí ẩn v.v.v.v


Một điểm cải tiến nữa trong hệ thống Social là về thông tin của các nhân vật. Thay vì phải nhớ lịch hoặc chạy vòng quanh như trước thì trong Persona 5, mọi thông tin về các nhân vật sở hữu confidant sẽ được tích hợp cùng bản đồ lớn của game. Người chơi có thể bấm nút vuông để xem thông tin cũng như cấp độ của Confidant đang ở khu vực muốn tới. 

Gắn liền với các confidant sẽ luôn là hệ thống Social Stat quen thuộc của dòng game Persona. Chính xác, như những tựa game tiền nhiệm, bạn sẽ cần phải lên cấp chúng để có thể tăng tiến confidant với các nhân vật. Điển hình là một vài nhân vật sẽ được khóa cấp Confidant cho đến khi người chơi đạt đủ yêu cầu về các chỉ số Social Stat. Các chỉ số giờ sẽ được chia thành 5 loại là Knowledge, Guts, Charm, Kindness và Proficiency. Chúng cũng sẽ tương tự như các phiên bản trước, chỉ thay đổi tên và sẽ ngốn của bạn hàng chục giờ để cày cuốc.


Nghe nhàm chán là vậy, nhưng Persona 5 cho phép người chơi tham gia rất nhiều hoạt động để tăng Social Stat, số lượng của chúng sẽ được mở dần theo thời gian chơi và ở phiên bản Royal còn được đi kèm với một vài địa điểm mới. Nhìn chung, Persona 5 đã lược bỏ được rất nhiều khoảng thời gian trống và lặp lại của những người tiền nhiệm.


Nhắc đến hẹn hò, số lượng nhân vật nữ mà người chơi có thể “đưa vào dàn harem” là nhiều hơn hẳn các tựa game trước. Ví dụ như hẹn hò với cô giáo chủ nhiệm Kawakami chẳng hạn, với Persona 3 thì bạn chỉ nhận được vài câu đối thoại với Maya, thì bạn biết đấy, Persona 5 sẽ đáp ứng ước mơ này khi cho phép người chơi phát triển mối quan hệ có chiều sâu hơn. Confidant của các nhân vật phụ giờ cũng được chăm chút hơn rất nhiều, từ câu chuyện cho đến các side quest, gần như bạn sẽ không có cảm giác họ chỉ là “nhân vật phụ”. Dẫu vậy, ngay cả khi người chơi có cán mốc LV10 của mỗi Confidant thì gần như họ sẽ không có nhiều tác động tới cốt truyện tổng thể (ngoại trừ các nhân vật được định sẵn từ trước).


Tuy nhiên, gameplay của Persona 5 không chỉ có vậy. Ngoài việc tụ tập và phá phách thì nhóm Phantom Thieves sẽ vẫn phải thực hiện các deadline nhất định. 
Giống như những người tiền nhiệm, Persona 5 vẫn sẽ giữ nguyên cơ chế deadline cho các Palace nằm trong cốt truyện chính. Nếu người chơi không thể hoàn thành nó trong thời gian quy định, trò chơi sẽ kết thúc. Palace sẽ không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như Persona 4, nhưng nó vẫn sẽ tác động tới Mementos của game.

Persona 5 cũng đem tới những cơ chế chiến đấu mới, điển hình là súng. Mỗi nhân vật trong tổ đội sẽ sở hữu những loại súng khác nhau với sát thương và lượng đạn riêng biệt. Ví dụ như nhân vật chính sử dụng 1 khẩu lục ngắn, đây là vũ khí có độ chính xác cao nhưng lại có số lượng đạn hạn chế. Trái ngược với nhân vật chính thì Ann lại sử dụng một khẩu tiểu liên có khả năng xả đạn liên tục vào kẻ địch.

Bên cạnh sát thương từ súng, các thuộc tính cũng đã được chỉnh sửa và đổi tên như Nuclear, Psychokinetic, Dark và Light thì được đổi thành Bless và Curse. Ngoài việc loại bổ khả năng one-hit thì chúng giờ cũng được đồng bộ về cách tính sát thương.

Tính năng đàm phán với quái vật điển hình của series Shin Megami Tensei giờ đã trở lại, nhưng giờ người chơi cũng có thể tung All – Out – Attack nếu không muốn lấy vật phẩm từ chúng.

Nếu đã từng chơi những tựa game Shin Megami Tensei trước đây, hoặc đơn cử là Persona 2 thì chắc hẳn bạn cũng không quá lạ lẫm gì với tính năng đàm phán này. Để đạt hiệu quả trong đàm phán, người chơi sẽ cần phải nắm rõ tính cách của các Shadow để đưa ra câu trả lời phù hợp. Chúng sẽ được chia ra thành 4 loại là Gloomy, Irritable, Timid và Upbeat. Câu trả lời cũng sẽ tương tự là Serious, Vague, Joke và Kind. Các shadow sẽ chỉ chấp nhận 1 loại câu trả lời phù hợp và ghét 2 loại còn lại. Vì vậy, hãy lựa chọn cẩn thận!

Bên cạnh các Place từ cốt truyện chính, Tartarus Dungeon cũng quay trở lại với cái tên Mementos. Giống với Tartarus của Persona 3, các khu vực trong Mementos sẽ được tự động thay đổi liên tục, quái vật và các sự kiện cũng sẽ được thay đổi dựa vào thời tiết trong game. 

Đây cũng là nơi thực hiện các nhiệm vụ phụ cùng một số yêu cầu để lên cấp Confidant. Nhưng làm sao để nhận các nhiệm vụ phụ?


Trong Persona 5 có tồn tại một trang web gọi là Phansite. Phansite cho phép tất cả mọi người đăng tải và bình chọn yêu cầu “thay đổi trái tim”. Nếu một yêu cầu được nhiều người bình chọn thì nó sẽ trở thành nhiệm vụ để cả nhóm thực hiện. Nhưng hầu hết các nhiệm vụ đều do Mishima tuyển chọn.

Nghe khá giống chức năng lời đồn của Persona 2 phải không? Sự thật thú vị là, Phansite không chỉ tồn tại trong game mà fan hâm mộ đã từng lập ra một trang web tương tự như vậy ở ngoài đời. Nhưng đáng tiếc rằng trang web này đã chính thức đóng cửa sau hơn 1 năm hoạt động. Ở thời điểm bài viết này được đăng thì chắc hẳn các bạn cũng không thể tìm được trang web này nữa.

Có thể bạn không nhận ra, Velvet Room sẽ mang ngoại hình khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh cũng như cốt truyện của phần game tương ứng. Điển hình như ở phần 3, Velvet Room có hình giống một chiếc thang máy đang đi lên và trong Persona 5 thì nó là một nhà tù. Vì bạn biết đấy, nhân vật chính của phần game thứ 5 luôn tìm kiếm sự tự do cho bản thân, hay nói chính xác hơn là phá bỏ những xiềng xích và luật lệ.


Và không chỉ có ngoại hình mà tất cả những thứ liên quan tới nó cũng mang chủ đề này. Điển hình như chức năng Fusion thì sẽ giống như một buổi tử hình khi các Persona sẽ được đưa đến máy chém hay hy sinh để tăng cấp cho Persona khác thì sẽ là treo cổ hoặc ngồi trên ghế điện.


Còn tiếp…


4.3/5 - (200 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN