John Wick từ một bộ phim hành động kinh phí thấp trở thành một trong những thương hiệu thành công ngay cả những cái tên như Transformers còn phải ghen tỵ. Phần phim đầu tiên của thương hiệu, John Wick đã thu về $86 triệu doanh thu phòng vé toàn cầu so với ngân sách $30 triệu đã bỏ ra, cùng với đó là lời tán dương của khán giả. John Wick: Chapter 2 thu về $175 triệu so với $40 triệu số vốn. John Wick: Parabellum tiếp tục giữ vượt quá mong đợi với $327 triệu so với $75 triệu.

Từ một phần phim rõ ràng chỉ có ý định là một phần phim độc lập, một phim hành động điển hình trở thành một thế giới phức tạp, sâu và rộng, với trung tâm là một kiểu anh hùng bất đắc dĩ. John Wick đã làm điều mà Taken – một thương hiệu phim hành động có nhiều điểm tương đồng, nếm trải thất bại vì chính cấu trúc câu chuyện của nó.

 

 

 

Phim hành động rất hiếm khi được xem trọng trong những thể loại phim điện ảnh. Loại phim mà điểm sáng nhất của nó là các màn cháy nổ hầu như không được cân nhắc nghiêm túc so với thể loại nghệ thuật. Song, càng đi sâu vào điện ảnh, bạn sẽ nhận ra hai thế loại phim này thuộc về hai thế giới khác nhau và hoàn toàn không cần phải bị ép buộc vào những cuộc so sánh như vậy. Nếu đi sâu vào phim ảnh, bạn sẽ nhận ra vấn đề lớn nhất của thể loại hành động khá…buồn cười.

Đây là thể loại tưởng như không bao giờ buồn chán bắt đầu xuất hiện sự buồn chán, nhưng những trận chiến của quái vật, các màn đua xe, đối đầu vẫn được ưa chuộng, trong khi những bộ phim hành động không hề bị chỉ trích nếu cứ “copy-paste”. Kịch bản có thể đã cũ và các chủ đề lặp đi lặp lại, phản gián, đua xe, trộm cướp, bắt cướp…vấn đề ở đây là bứt phá và nâng cao tiêu chuẩn, nhưng nếu làm những bộ phim như Drive (2011) hay No Country for Old Men (2007), đó là tín hiệu không tốt cho phòng vé, dù sẽ nhận được lời khen về tính nghệ thuật.

 

Cứu tinh của thể loại hành động
Cứu tinh của thể loại hành động

 

Và rồi John Wick xuất hiện. Một điều mà John Wick chứng minh là một bộ phim hay không nhất thiết phải độc đáo, điều cốt yếu là cách thực hiện chúng ra sao. John Wick vẫn có các thành tố rập khuôn của thể loại thích kể về người hùng đơn độc có thể “cân” một đội quân, nhưng nó có thể biến hoá để trở thành một bộ phim lôi cuốn. Đây là những gì John Wick đã làm để làm thể loại hành động cuốn hút trở lại mà không trở nên quá…nghệ thuật.

 

Hành động của John Wick thuộc hàng thượng thừa
Hành động của John Wick thuộc hàng thượng thừa

 

Một bộ phim hành động thì hành động là yếu tố không thể qua loa. Trước khi John Wick bước vào cuộc chơi phòng vé với thế giới phức tạp và các luật lệ, người ta yêu thích phim đơn thuần là vì hành động của nó.

Các loạt phim phản gián như Bourne Legacy, 007, các bộ phim giải cứu như Olympus Has Fallen, Taken…thường sử dụng các phương thức hành động truyền thống. Đó sự kết hợp của những cú máy cắt nhanh với các góc quay tạo ảo ảnh cả hai bên đang thực hiện những cú ra đòn có lực với nhịp điệu nhanh. Diễn viên chắc chắn không tổn thương nhau thật, nhưng họ được huấn luyện thực tế để thực hiện các động tác đối kháng. Cảm giác “có lực” mà chúng ta cảm nhận được, sự mượt mà của các cảnh đánh đối đầu như thế này, phụ thuộc vào các góc quay và tốc độ có phần cường điệu của chúng là nhờ vào phần biên tập (edit). Việc biên tập và quay phim sẽ càng dễ hơn nữa khi có sự tham gia của những võ sĩ hoặc những chuyên viên đóng thuế chuyên nghiệp.

 

 

Phương thức truyền thống không có vấn đề gì cả. Nó không hỏng hóc, nên không cần sửa chữa. Ở đây, điều John Wick làm là thêm vào đó cá tính và bản sắc. Nhân vật của phim là một cựu sát thủ mà chỉ cần nghe tên thôi là đối thủ đã run sợ, nhưng anh ta vẫn là người thường, chỉ là vô cùng giỏi việc mình làm. Nên John Wick vẫn phải ăn đòn khi đối đầu với những người đồng nghiệp cũng chuyên nghiệp như anh ta vậy. John Wick làm rõ điều đó khi hạn chế hào quang nhân vật chính lại. Nói thẳng ra là trâu bò đánh nhau thì không bên nào không bị thương cả, kẻ giỏi nhất trong hai bên sẽ sống sót.

Nên những phân cảnh hành động của thương hiệu không có tính trau chuốt quá đà, hay những động tác đẹp mã. Quan trọng hơn, chúng tuân thủ tính chất vật lý và các chuyển động có logic. John Wick chỉ trau chuốt các phân cảnh hành động bằng thực tế cùng với một chút sự cường điệu được dùng đúng chỗ. Sau đó, chúng ta có một nhân vật chính thực sự chuyển từ giận dữ sang nỗ lực để sống sót và cuối cùng là làm cách mạng.

Sự hoàn hảo nằm trong các chi tiết nhỏ nhất. Cảnh đấu súng nhìn hoành tráng và không tưởng nhưng vẫn có thể được liên hệ thực tế. Đối đầu với một nhóm mặc áo giáp hạng nặng thì nhắm thẳng vào đầu mới có cơ hội thắng. Lợi dụng địa hình và môi trường để tránh họng súng của kẻ thù. Nếu đối phương cầm vũ khí thì tước chúng đi là ưu tiên hàng đầu. Những nguyên tắc thực chiến được tích tụ và tập trung từ phần đầu tiên John Wick cho đến các phần hậu truyện như John Wick: Chapter 3 – Parabellum xuyên suốt.

 

 

Kết hợp với nhân vật chính còn đứng lên, ngã xuống, những pha hành động trông thật hơn và đỡ nhàm chán so với những “thế lực đội quân 1 người” như Brian (Liam Nesson) trong Taken, Mike Bannon của Olympus Has Fallen. Những pha hành động mang cá tính John Wick không chỉ được thêm vào để phim thêm kịch tính. Nó còn được sử dụng như một công cụ để nói về nhân vật và khiến người ta bất ngờ, ví như trận chiến giữa Wick và hai bật thầy Silat ở John Wick: Chapter 3 – Parabellum. Nếu đây là một phim hành động điển hình, hai người này đã giết Wick ngay khi có cơ hội, thay vì bày tỏ lòng kính trọng với “danh tính” của anh. Tất nhiên, các loại võ truyền thống kết hợp với “gun-fu” – vì đây cuối cùng vẫn là phim – không tệ cho người xem chút nào.

Nói chung là hành động vừa đẹp vừa thô (có mức độ kiểm soát) và tỉa tót hào quang nhân vật chính là tiêu chí đầu. Thật tình là nếu bắt khán giả xem mãi một hình mẫu “cân” cả thế giới, họ sẽ tìm đến thể loại siêu anh hùng thì hơn.

 

Tập trung mở rộng thế giới và kiên trì với nó

 

Thế giới mở rộng của John Wick lôi cuốn và kịch tính
Thế giới mở rộng của John Wick lôi cuốn và kịch tính

 

Bạn có nhận ra John Wick là một thương hiệu thông minh không? Khi thành công bất ngờ của phần 1 khiến John Wick có động lực phát triển thêm một phần phim nữa, nhiều người đã nghĩ rằng nhà sản xuất sẽ làm thêm một phần tiền truyện nói về nguồn gốc của John Wick, vì ngay phần 1, anh ta đã là “một sát thủ về hưu”. Khía cạnh này được nhấn mạnh khá nhiều ở phần 1 bên cạnh phe phản diện đã ra rả về “danh tiếng” của người mang tên John Wick. Nhưng không có bất cứ đoạn hồi tưởng nào cung cấp cho chúng ta quá khứ của anh ấy cả. Người xem ngay lập tức nhận được một phần phim tiếp tục sau cái kết của phần 1, mở rộng vào một thế giới sát thủ không ai ngờ đến.

Đi từng phần, sau đó là dồn vào một phần lớn là cách làm của MCU. Song, cách đi ngược dòng này đã thúc đẩy John Wick đi đến thành công. Phim đã bảo đảm nhân vật chính của loạt phim được bao bọc trong một bí ẩn mà người xem chỉ có thể tưởng tượng, trong khi đắm mình vào thế giới được mở ra trong John Wick. Vì không có câu chuyện nguồn gốc, thế giới ấy cũng bí ẩn như chính anh ta vậy. Và các phần phim là phương tiện duy nhất đưa khán giả khám phá từng ngóc ngách một.

Người xem có thể tận hưởng hai cốt truyện song song cùng một lúc, nhưng rõ ràng là dòng thời gian hiện tại là ưu tiên hàng đầu của thương hiệu. Đó là một ý tưởng không tồi ngăn cản những bộ phim rơi vào gián đoạn. Thành thật mà nói, ngay cả khi High Table bị huỷ hoại, một bộ phim về quá khứ của Wick cũng không cần thiết khi người xem đã biết những cột mốc quan trọng của anh thông 3 phần phim hiện tại.

Dù không có bất cứ đoạn hồi tưởng nào, người xem vẫn biết John Wick qua những nhân vật đến từ quá khứ của anh ta. Thế giới trong thương hiệu điện ảnh này có nói là độc đáo, từ từ hiện lên với lối kể “show, don’t tell”, đồng thời khiến người xem liên tưởng đến một cuốn sách với các chương có liên kết với nhau. John Wick về tổng thể sẽ khó hiểu đối với ai chưa xem qua phần đầu – huyết ấn là gì, High Table là ai, khách sạn Continental, những đồng xu kỳ lạ, người đàn ông thích ôm bồ câu là ai, chó của ai…. Đây không phải là điều mà thương hiệu điện ảnh nào cũng dám làm.

Dàn nhân vật phụ

 

Nhân vật ẩn mình trong phông nền thường là những kẻ nguy hiểm nhất
Nhân vật ẩn mình trong phông nền thường là những kẻ nguy hiểm nhất

 

Không thể chối cãi Keanu Reeves là người khiến John Wick ấn tượng đến vậy, nhưng một mình anh vẫn không thể làm nên sự trọn vẹn của thương hiệu. Bên cạnh Wick của Keanu, dàn nhân vật phụ ấn tượng trong đây đã trở thành tài sản quý báu của thương hiệu. Một số trong đó chỉ xuất hiện một lần, một số ở lại lâu hơn và đóng vai trọng yếu hơn đại diện cho mối liên kết chặt chẽ của cốt truyện tổng thể. Đây là trường hợp điển hình của việc bồi đắp nhân vật thầm lặng và tinh tế có thể khiến một thương hiệu trở nên lôi cuốn ra sao.

Khi chúng ta đang bận chú ý đến Wick trầy trật trong những trận chiến giành sinh mạng, những nhân vật phụ đang chơi trò chơi vương quyền của họ, như một cách thể hiện thế giới chính trị phức tạp của John Wick. Nếu những phần phim không làm bạn cảm nhận được tính kết nối và bí ẩn của John Wick, những nhân vật này sẽ làm điều đó. Và điều đó có nghĩa nhân vật phụ trong đây không phải những gương mặt dùng một lần rồi thôi. Họ đã và đang để lại dấu ấn dài lâu trong thương hiệu.

John Wick và Keanu Reeves

 

Chỉ có một John Wick, đó là Keanu Reeves | KED Store
Chỉ có một John Wick, đó là Keanu Reeves | KED Store

 

Chúng ta có thể dành nhiều lời khen ngợi cho John Wick, nhưng nhân vật sẽ không mang tính biểu tượng đến thế nếu không có công sức của nam diễn viên vô cùng được yêu mến Keanu Reeves từ phim đến đời thật. Reeves đã được đào tạo chuyên sâu cho vai diễn này, với mọi loại súng được sử dụng trong phim, cũng như nhiều khóa huấn luyện võ thuật cho các cảnh chiến đấu tay đôi. Việc anh tự mình thực hiện tất cả các pha hành động mà chúng ta thấy trong phim đã tạo thêm cảm giác chân thực cho loạt phim.

Không có nhiều diễn viên làm điều này vào thời điểm đó, nhưng John Wick và Keanu Reeves đã tạo cảm hứng cho nhiều bộ phim với phong cách hành động tương đồng và các diễn viên sẵn sàng tự mình thực hiện các màn đánh đấm, chẳng hạn như Charlize Theron trong Atomic Blonde, và Bob Odenkirk trong Nobody. Không cần nói quá nhiều về anh, lúc nào cũng đúng và không cần cãi vì không có sai, chỉ một diễn viên có thể khắc hoạ John Wick một cách dễ dàng, ngay cả khi vào những khoảnh khắc sến súa như nựng cún hay giết ai đó bằng bút chì, đó tất nhiên là Keanu Reeves.

 

 

Artstation
Artstation

 

Giờ thì mọi thứ mà thương hiệu cần là một cái kết xứng đáng sau phần 4 mang tên John Wick: Chapter 4 trước khi nỗ lực vắt sữa trở nên quá sức chịu đựng của khán giả. Trận chiến đáng mong chờ nhất giữa Ông Kẹ John Wick và hội High Table cuối cùng cũng diễn ra, cùng với đó là những gương mặt cũ và mới di chuyển các quân cờ của họ. John có thể khó giết trong những trận đối đầu, nhưng anh cực kỳ dễ tổn thương trước trò chơi quyền lực của chính đồng minh.