Chủ Nhật, Tháng Mười 20, 2024
Trang chủPHIMTin Tức PhimĐấu Trí: Chuyện người lớn, lớp trẻ lãnh hậu quả

Đấu Trí: Chuyện người lớn, lớp trẻ lãnh hậu quả

Tập 32 phim Đấu Trí đã được lên sóng. Tập phim này đã để lại cho tôi nhiều suy nghĩ về tình gia đình khi phải chứng kiến hai hoàn cảnh tưởng chừng khác nhau nhưng lại giống nhau không tưởng: hoàn cảnh của bé Thư ( bé Quỳnh Chi) và Quyên (Thuỳ Dương) – khi cả hai đều phải đối mặt với sự thiếu thốn tình thương của chính ba mẹ mình. 

Nhìn tình cảnh của Quyên, tôi phần nào cũng hiểu tại sao cô lại phải mắc phải căn bệnh tâm lý như vậy. Ông Cửu (NSƯT Đức Khuê) đã luôn “cơm không lành, canh không ngọt” với vợ của mình. Bởi vì đam mê theo đuổi ước mơ khôi phục lại dòng họ mà ông luôn kiểm soát từ vợ cho đến những đứa con, đã đẩy không khí của gia đình vào tình thế lạnh như Bắc Cực. Cũng chính vì thế mà vợ ông dứt áo ra đi, để lại ông cùng Quyên nương tựa lẫn nhau. 

Nhưng ông Cửu rồi cũng có ngày phải trả giá cho những hành động của mình, để lại cái Quyên vốn đã bất ổn tâm lý phải sống một thân một mình. Lúc này tôi phải tự hỏi cuối cùng mẹ của Quyên ở nơi đâu mà sao không xuất hiện bên con gái mình để an ủi, chăm lo thì nay tôi cũng đã có câu trả lời. 

 Mẹ của Quyên chăm cô bằng những cuộc gọi từ xa, hỏi những câu sáo rỗng để rồi khi nhắc đến ông Cửu bà lại viện cớ mà bỏ ngang. Thế có được gọi là yêu thương, quan tâm con cái hay không? Biết con mình đang phải tự sống cho qua ngày một mình, bà vẫn vì mũi tên uất hận với ông Cửu mà cứ thế bỏ mặc Quyên. Thậm chí khi nghe điện thoại, nghe giọng nói mỏi mệt và biết con gái mình bị bệnh, bà vẫn không bỏ qua được cái tôi của mình. Quyên thật đáng thương biết bao nhiêu!

 Song song với đó, tình cảnh bé Thư cũng không khác Quyên là mấy khi bố và mẹ ly hôn từ nhỏ và đều đã có gia đình riêng. Lúc ở ba, lúc sống với mẹ, bé Thư thiếu mất đi tình thương của cả hai người tưởng chừng như là thân yêu nhất. Khi cùng Lam (Lương Thu Trang) đi chơi công viên, nhìn thấy gia đình người ta đủ đầy, bé không kiềm được mà khóc. Thấy thương cho cô bé, dù tuổi còn nhỏ nhưng Thư vẫn luôn rất hiểu chuyện, đây là lần đầu tiên tôi thấy cô bé oà khóc nức nở đòi mẹ như thế. 

Dù biết rằng Thư vẫn có bà ngoại, cậu và cả dì yêu thương nhưng chắc chắn cô bé vẫn sẽ rất hụt hẫng khi không có bố cả mẹ bên cạnh. Ngoài ra, tình cảnh của Thư còn éo le hơn khi bị bà ngoại ngăn cấm không cho sống cùng mẹ. Nhưng tôi rất hiểu tâm trạng của bà ngoại, làm sao có thể nhìn cháu mình sống mà cứ bị bên nhà chồng của mẹ hắc hủi cơ chứ. Nhưng mỗi suy tính của người lớn như thế lại vô tình đẩy bé Thư vào những tổn thương tâm lý. Liên tục thấy người trong gia đình cãi vả là điều chẳng mấy vui vẻ gì.

Cứ mãi sống cho riêng mình mà người lớn lại bỏ quên mất suy nghĩ và tình cảm của con trẻ. Đôi khi chỉ cần sự thấu hiểu là đủ rồi nhưng tôi thấy ở đây mọi người cứ mãi vì những thứ tốt hơn (ông Cửu thì có đam mê tái sinh dòng họ, vợ ông thì vì muốn bản thân có cuộc sống tốt khi không có ông Cửu,..) mà vô tình lơ đi cảm xúc của người trẻ xung quanh. Nếu không sớm được giải quyết và giúp đỡ, tôi e bé Thư sẽ lầm đường lỡ bước như Quyên.

Bởi vậy mới nói, tình cảm gia đình, đặc biệt là tình cảm bố mẹ dành cho con cái vẫn luôn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Có thể không sống cùng nhau nhưng nếu biết cách quan tâm con trẻ hơn thì sẽ chẳng dẫn đến những câu chuyện đáng buồn. Bạn có nghĩ như tôi không? Hãy cho tôi biết nhé!

 

Theo: Dienanh.net


4.9/5 - (158 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN