Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang chủPHIMĐánh giáCarter xứng đáng là bộ phim dở nhất của Netflix cho đến...

Carter xứng đáng là bộ phim dở nhất của Netflix cho đến nay

Ngay từ khi Netflix tung trailer đầu tiên, Chekov cùng những khán giả khác đều mong đợi Carter sẽ là bom tấn Hàn Quốc mới của ông lớn phát trực tuyến này. 

Lấy bối cảnh một thế giới giả tưởng nơi dịch zombie bùng phát ở khu phi quân sự Hàn Quốc – Triều Tiên, Carter theo chân đặc vụ Carter (Joo Won) đi giải cứu Hana (Kim Bo Min) và đưa cô bé đến cơ sở nơi một dự án vắc xin hàng loạt đang được tiến hành một cách an toàn. 

Nam chính tỉnh dậy trong một nhà nghỉ đầy máu với hàng trăm người vây quanh. Anh chẳng nhớ gì về quá khứ và trong đầu có một thiết bị liên lạc hướng dẫn làm nhiệm vụ. Đáng nói, thế lực nào đó đã gài quả bom bên trong răng nếu anh không nghe lời còn đâu đó khoảng ba cơ quan chính phủ khác nhau và hàng trăm đặc vụ dường liên tục đuổi theo Carter. 

Carter sở hữu nhiều phân đoạn đánh nhau trên sân thượng. cuộc vượt thác, cùng với những cuộc rượt đuổi rùng rợn qua những căn phòng hang động thiếu ánh sáng – với bối cảnh căng thẳng ngày càng quen thuộc giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu với những khán giả khó tính thì bộ phim dài 132 phút này hơi quá sức.

Phim được đạo diễn bởi Jung Byung Gil cùng với Jung Byeong Sik nhưng thứ duy nhất mà bộ đôi này làm tốt là lôi kéo sự chú ý của công chúng thông qua trailer. Mới đầu phim, Carter đã có nhiều cảnh hành động bất chấp vật lý mà Chekov không thể chấp nhận được. Đâm lao phải theo lao, Chekov quyết định xem hết Carter để review cho mọi người đây!

Rõ ràng là các diễn viên đã nỗ lực rất nhiều cho bộ phim, nhưng kỹ thuật quay bắt chước oneshot tệ hại của bộ đôi đạo diễn cùng cái kết thực sự khiến Chekov hụt hẫng. Carter mang lại cho Chekov cảm giác như đây chỉ là bản dựng thô sơ của phim với thời lượng lên đến hơn 2 tiếng đồng hồ với những cảnh choảng nhau không ngơi tay.

Thật đáng tiếc vì Carter có thể tốt hơn, đặc biệt là với một diễn viên tuyệt vời như Joo Won nhưng mọi thứ không diễn ra theo cách chúng ta muốn. Thay vào đó, Joo Won như bị biến thành một cỗ máy mà chẳng biết bản thân đang làm gì và muốn gì. Với cốt truyện quá nhàm chán và lặp lại, điểm sáng duy nhất của Carter mà Chekov nhận thấy có lẽ chỉ là diễn xuất của Joo Won (và thân hình cường tráng) mà thôi!

Càng xem Carter, Chekov càng chóng mặt với cách quay phim của Jung Byung Gil. Phim tràn ngập những cảnh hành động không tích cực. Một bộ phim cũng sử dụng kỹ thuật tương tự là Bullet Train của David Leitch nhưng lại không khiến Chekov mắc ói khi xem giống như Carter. 

Số lượng và quy mô của phân đoạn hành động này vừa là điểm mạnh nhất của Carter vừa là điểm yếu lớn nhất. Vì Jung Byung Gil quá ôm đồm nhiều thứ nên Chekov bị cảm giác ngộp thở. Đó là sự quá tải về cảm giác khiến người xem chỉ muốn tắt máy hoặc rời khỏi rạp. Nếu cắt bớt thời gian và chèn vào thêm những cuộc đối thoại, Chekov sẽ phần nào hiểu hơn về các nhân vật cũng như động cơ của họ.

Ngoài ra, kỹ thuật máy tính của Carter cũng siêu tệ hại đến mức Chekov nhìn thấy bóng máy quay trong một cảnh và màu của phim bị nhuộm xanh vì dùng phông xanh nhưng không được chăm chút kỹ. Như vậy, hành động sẽ luôn được ưu tiên hơn so với sự phát triển của nhân vật hoặc những pha xoay chuyển tình cảm được dàn dựng kỹ lưỡng. 

Tại một số thời điểm trong Carter, Chekov phải dừng lại và tự hỏi: điều gì hiện đang khiến nhân vật chính của câu chuyện, Carter, phải chấp nhận một lượng rủi ro không cân xứng như vậy? Mặt khác, lý do đằng sau quyết định của kẻ phản diện là gì? Thực chất, động cơ đằng sau hành động của mỗi nhân vật là gì?

Đôi khi, bộ phim giống như một trò chơi thoát khỏi căn phòng khổng lồ, rối rắm. Trong 25 phút cuối cùng, Carter như đãi mắt khán giả bằng bể máu vậy. Sức lan tỏa của công nghệ – bộ phim hiểu điều này theo đúng nghĩa đen, thông qua các thiết bị điện tử được nhúng trong cơ thể của Carter – thể hiện sự liên quan. 

Giống như Carter vật lộn với việc cố gắng tìm ra danh tính của mình thông qua dòng tin nhắn văn bản không ngừng cũng như thông tin được cung cấp bởi một giọng nói vô hồn, công nghệ cũng đã trở thành một thế lực vô hình trong việc xác định kiến ​​thức về bản thân và thế giới.

Chekov khuyến cáo những ai sợ máu hoặc có sức khỏe không tốt thì đừng coi phim này. Nếu bạn yêu cầu sự logic, Carter cũng chẳng dành cho bạn. Đây là một bộ phim phi logic đến mức tận cùng đấy!

 

Theo: Dienanh.net


4.6/5 - (132 votes)
Sưu tầm
Tổng hợp bài viết hữu ích nhất. https://divineshop.vn/tin-tuc
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Advertisment -

BÀI VIẾT PHỔ BIẾN