Kéo xuống để xem tiếp


Trấn Thành từng đặt ra tiêu chuẩn làm phim của mình và tầm quan trọng của tính thông điệp: 

“Tôi đã cố gắng truyền tải vào bộ phim những thông điệp để khiến cho bất cứ ai xem cũng có thể thấy được câu chuyện của mình ở trong. Tôi nghĩ rằng bất cứ bộ phim nào cũng cần phải đọng lại trong lòng khán giả một thông điệp nhân văn nào đó.” 

 

Trấn Thành từng đặt ra tiêu chuẩn làm phim của mình và tầm quan trọng của tính thông điệp
Trấn Thành từng đặt ra tiêu chuẩn làm phim của mình và tầm quan trọng của tính thông điệp

 

Nhà Bà Nữ cũng đảm bảo tầm nhìn của đạo diễn Trấn Thành, khi những bài học và thông điệp đều được truyền tải trên màn ảnh theo một cách thức nào đó. 

1. Tình yêu màu hồng nhưng hôn nhân thì chưa chắc

Nhà Bà Nữ xây dựng một mối tình trẻ trung và nhiệt huyết của đôi “trai tài gái sắc” Ngọc Nhi và John. Tình yêu trong tháng ngày thanh xuân của họ thật đẹp, cùng nhau vẽ nên những ước mơ, cùng lắng nghe những hoài bão của đối phương, cùng đồng cảm với những áp lực… Trong khoảnh khắc này, dường như chỉ cả hai mới thật sự hiểu nhau, những người trẻ với đầy hoài bão, những người trẻ vùng vẫy để thoát khỏi sự bao bọc và kiểm soát của người lớn. 

 

Vậy nhưng chưa được bao lâu thì bọn trẻ từng muốn nổi loạn ấy lại phải học cách để trở thành “người lớn”, trở thành phiên bản mà bản thân từng rất ghét. Mọi lãng mạn, mộng mơ ngày nào nhường chỗ cho những khủng hoảng, áp lực trong khi bản thân cả hai vẫn chưa thực sự sẵn sàng. 

 

Tình yêu có thể là màu hồng, nhưng hôn nhân thì chưa chắc
Tình yêu có thể là màu hồng, nhưng hôn nhân thì chưa chắc

 

Nhà Bà Nữ vẽ nên một bức tranh đầy chân thực của tình yêu và cuộc sống hôn nhân, rằng tình yêu có thể là màu hồng, nhưng hôn nhân thì chưa chắc. Hôn nhân phải được xây dựng bởi sự tôn trọng, sẵn sàng và trách nhiệm. Lầm lỡ và những quyết định sai lầm của các nhân vật có thể sẽ khiến người xem phải suy ngẫm. 

2. Đừng phá vỡ lòng tự trọng của ai đó

Xem Nhà Bà Nữ, hẳn ta thấy rõ sự nhún nhường, yếu thế của Nhuận trước Ngọc Như, cô con gái lớn có cái tôi cao và sự “trên cơ” hệt như mẹ mình. Nhuận hiền lành, thậm chí nhu nhược, yếu đuối trước sự chửi mắng, chì chiết của cả vợ và mẹ vợ. 

 

Con giun xéo lắm cũng quằn, người như Nhuận cũng vậy
Con giun xéo lắm cũng quằn, người như Nhuận cũng vậy

 

Nhưng người ta nói, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đừng xem hành động của ai đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ của họ. Một người như Nhuận đến khi giọt nước tràn ly có thể hành động dứt khoát và lạnh lùng một cách không thể ngờ. 

Cả John cũng vậy, hãy xem khi anh đối xử với Ngọc Nhi thuở mới yêu, tinh tế và đầy lịch thiệp. Nhưng khi hành động của mình bị đối phương xem thường, chì chiết, John không còn là anh của ngày xưa nữa. 

 

Dồn ai đó vượt quá sự chịu đựng có thể thay đổi người ta một cách đáng sợ
Dồn ai đó vượt quá sự chịu đựng có thể thay đổi người ta một cách đáng sợ

 

Đánh mất lòng tự trọng và sức chịu đựng của ai đó có thể biến họ trở nên đoạn tuyệt và lạnh lùng đến đáng sợ. 

3. Ai cũng có lỗi. Nhưng ai cũng nghĩ mình là … nạn nhân 

 

NHỮNG ĐIỀU MÀ PHIM TẾT VIỆT NÀO CŨNG CÓ

Và sau hết, những mâu thuẫn xảy ra trong Nhà Bà Nữ chẳng có ai là sai hoàn toàn, cũng chẳng có ai là thật sự đúng. Như một câu thoại trong phim 

“Điều đau khổ nhất là không có ai sai, nhưng chúng ta không đủ bao dung để đặt mình vào đối phương mà thông cảm” 

 

Ai cũng có lỗi. Nhưng ai cũng nghĩ mình là … nạn nhân
Ai cũng có lỗi. Nhưng ai cũng nghĩ mình là … nạn nhân

 

 

Lần cuối cùng bạn xin lỗi một ai đó là khi nào?
Lần cuối cùng bạn xin lỗi một ai đó là khi nào?

 

“Lần cuối cùng bạn xin lỗi một ai đó là khi nào?” là một thông điệp mang tính chữa lành, đủ sức hóa giải mọi mâu thuẫn xảy ra trong phim lẫn cả ngoài đời thật.